Với những cơ địa nhạy cảm, dị ứng thức ăn là tình trạng không còn xa lạ. Khi mắc phải căn bệnh này, cơ thể sẽ phát ban, sưng đỏ, ngứa rát. Đặc biệt hiện tượng dị ứng với thức ăn còn có nguy cơ khiến bệnh nhân bị sốc phản vệ. Cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay thôi nào!
Tìm hiểu chung về dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn là hiện tượng cơ thể phát ra những phản ứng rõ rệt khi ăn loại thực phẩm nào đó. Bản chất của tình trạng này là do hệ miễn dịch nhầm lẫn thức ăn đưa vào là có hại. Từ đây hình thành kháng thể lgE để chống lại tác nhân gây dị ứng. Và khi lgE được hình thành và giải phóng ra sẽ dẫn tới việc da bị mẩn ngứa, họng khô rát, chảy nước mũi, nổi mề đay,..
Khi bệnh kéo dài và liên tục tái phát sẽ chuyển từ thể cấp tính sang mãn tính. Nguy hiểm hơn cả, người bệnh có thể bị sốc phản vệ bất cứ lúc nào nếu không chữa trị kịp thời.
Về đối tượng mắc bệnh, thường trẻ sơ sinh và ở độ tuổi ăn dặm sẽ sẽ mắc bệnh hơn. Nhất là khi các bậc phụ huynh cho bé uống sữa bò, ăn trứng, đậu nành hoặc nguồn thực phẩm từ lúa mì. Ngoài ra, nhiều người còn rất dễ nhầm lẫn tình trạng này với các chứng dị ứng thức ăn khác vì biểu hiện của chúng có sự tương đồng. Trong đó gồm có:
- Ngộ độc thực phẩm.
- Ngộ độc histamin.
- Dị ứng phụ gia.
- Thiếu hụt enzym tiêu hóa.
Những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dị ứng thức ăn
Bên cạnh nguồn thực phẩm nạp vào cơ thể, dị ứng thức ăn còn chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố như:
Tuổi tác
Như bài viết đã nêu trên, trẻ em, nhất là độ tuổi sơ sinh và đang ăn dặm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người lớn. Bởi vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, vẫn còn non nớt. Đồng thời ở giai đoạn này, hệ miễn dịch vẫn chưa nhận biết rõ được toàn bộ thức ăn đưa vào cơ thể. Từ đây dễ nhầm lẫn với tác nhân gây hại. Vì thế trẻ sẽ thường bị nổi mẩn, ngứa ngáy và phát ban da.
Do di truyền
Nếu một gia đình đã từng có người bị dị ứng thức ăn thì khả năng di truyền rất cao. Bệnh còn có thể truyền tới đời sau nếu không chữa trị kịp thời.
Ảnh hưởng môi trường sống
Dị ứng thức ăn cũng bị ảnh hưởng lớn bởi ô nhiễm môi trường. Những người sống trong khu vực ẩm thấp, thiếu nước sạch, không khí nhiễm độc, bụi bẩn cũng có thể mắc bệnh. Hoặc nếu phải thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc người mắc bệnh cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới khả năng bị dị ứng do thức ăn.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt
Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng dị ứng thức ăn là thói quen ăn uống và sinh hoạt. Những cơ địa nhạy cảm khi dùng các loại thực phẩm như hải sản, các loại hạt, động vật có vỏ, trứng có tỷ lệ mắc bệnh khá lớn.
Biểu hiện của dị ứng thức ăn
Những biểu hiện của tình trạng này có thể xuất hiện ngay khi người bệnh mới ăn hoặc xuất hiện sau đó vài giờ. Nếu bệnh ở thể nhẹ sẽ không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Dưới đây là những triệu chứng điển hình giúp bạn phân biệt dị ứng thức ăn với các bệnh khác:
- Có cảm giác nóng da, ngứa ngáy ở khoang miệng.
- Cơ thể bắt đầu phát ban, nổi mẩn hoặc mề đay.
- Cổ họng, lưỡi và môi sưng tấy, đỏ ửng. Một số cơ quan khác có biểu hiện phù nề.
- Buồn nôn hoặc nôn ói
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó khăn khi thở.
- Hoa mắt, chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu.
- Bụng đau quặn, đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy.
Nếu bị dị ứng thức ăn thể nặng còn rất dễ rơi vào tình trạng sốc phản vệ. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó thở, mạch đập liên hồi, mất nhận thức và tụt huyết áp.
Hướng dẫn khắc phục bệnh tại nhà hiệu quả
Dị ứng thức ăn nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn bệnh tiến triển xấu đi. Do đó nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn khắc phục bệnh tại nhà như sau:
Dùng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ
Khi bệnh ở thể nhẹ, bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê toa hoặc kháng sinh có thành phần chứa histamin. Những loại thuốc này sẽ giúp làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh.
Nếu bệnh diễn biến nặng, bạn tới ngay các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Tại đây, người bệnh có thể sẽ được chỉ định tiêm khẩn cấp autoinjector hoặc epinephrine vào đùi.
Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa dị ứng thức ăn
Ngoài phương pháp Tây y, người bệnh cũng có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian chữa bệnh như:
Dùng tỏi sống
Tỏi sống được đánh giá là “thuốc kháng sinh tự nhiên” rất tốt cho cơ thể. Ăn tỏi sống trong những bữa cơm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, loại trừ nhanh những triệu chứng do dị ứng thức ăn gây ra. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng tỏi sống quá mức vì có thể gây ra các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa.
Bổ sung thêm vitamin
Nguồn cung cấp vitamin từ trái cây sẽ nâng cao thêm khả năng miễn dịch. Từ đây cơ thể sẽ dễ “chiến thắng” các biểu hiện của bệnh dị ứng, trong đó bao gồm cả dị ứng thức ăn.
Sử dụng giấm rượu táo
Giấm rượu táo chứa các thành phần giúp cân bằng độ pH và giảm tác nhân gây dị ứng. Để sử dụng giấm rượu táo chữa bệnh, bạn hãy pha đều ½ thìa giấm + ⅓ thìa mật ong + ⅓ thìa nước cốt chanh. Uống hỗn hợp này ngay sau khi phát bệnh sẽ giúp cơ thể phục hồi dần dần.
Tuy nhiên nếu người bệnh bị dị ứng với thức ăn thể nặng/ mãn tính thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp trên.
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan tới tình trạng dị ứng thức ăn. Có thể thấy rằng đây là vấn đề không quá nguy hiểm nếu biết cách xử lý kịp thời. Bạn hãy lưu lại những mẹo bên trên để sử dụng khi cần thiết nhé!
Theo : EHIB