Bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Phải làm sao để chấm dứt vấn đề khó chịu này? Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây tìm hiểu nhé!
Bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh có nguyên nhân do đâu?
Cơ thể chúng ta có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch với nhiều thứ khác nhau, từ đồ ăn, phấn hoa, bụi bẩn đến không khí lạnh. Dị ứng do khí lạnh được xem là một dạng phản vệ cấp tính, thường xảy ra khi môi trường xung quanh người bệnh thay đổi đột ngột.
Nguyên nhân dẫn đến dị ứng do thay đổi tiết trời có thể đến từ việc người bệnh đi ra ngoài trong thời tiết giá lạnh nhưng không mặc đủ ấm, tắm nước lạnh hoặc sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp,… Nói chung, khi cơ thể tiết xúc với nhiệt lượng quá thấp, dưới mức chịu đựng của cơ thể thì hệ thống miễn dịch có thể tiết ra histamin gây ra các triệu chứng dị ứng khác nhau.
Tình trạng này có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể cao hơn nếu người bệnh vốn có tiền sử mắc phải một số bệnh lý khác như thủy đậu, viêm gan siêu vi,.. hoặc di truyền trong gia đình.
Dấu hiệu bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh
Bị dị ứng do thời tiết trở lạnh có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ra một số triệu chứng khó chịu như:
- Ngoài da bị phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy, đặc biệt là khu vực da tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh.
- Cảm giác châm chích, nóng rát trên da khi người bệnh làm ấm cơ thể.
- Sưng tấy, phù nề trên vùng mặt và các vùng da tiếp xúc với khí lạnh.
- Cảm giác đau mỏi ở các cơ, khớp xương kèm theo đó là tình trạng uể oải của cơ thể.
- Sốt nóng, nhức đầu và chóng mặt.
Nếu cơ thể phản ứng dữ dội với khí lạnh và gây ra sốc phản vệ, bệnh nhân cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay, nhất là khi có các dấu hiệu sau đây:
- Khó thở, nhịp thở bị đứt quãng, thở khò khè.
- Phần lưỡi, cuống họng và cổ họng bị sưng tấy.
- Co giật, tụt huyết áp và ngất xỉu.
Thời điểm các triệu chứng xuất hiện khi bị dị ứng thời tiết lạnh có thể khác nhau. Với một số trường hợp, triệu chứng thường phát tác ngay sau khi tiếp xúc với khí lạnh khoảng vài phút, nhưng cũng có trường hợp lại mất đến vài ngày. Các chuyên gia nhận định trường hợp bị chậm thường có khả năng cao do di truyền gia đình.
Bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh chẩn đoán thế nào?
Nhiều người thường không thể phân biệt được dị ứng do trời lạnh với một số tình trạng bệnh lý khác như cảm lạnh, cước da, hội chứng raynaud,.. Chính vì vậy, lời khuyên tốt nhất là người bệnh nên dành thời gian đi khám ngay khi xuất hiện dấu hiệu mẩn đỏ trên da để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Các bác sĩ trước tiên sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng gặp phải và thời điểm mà chúng bắt đầu phát tác. Sau đó, họ có thể tiến hành một bài kiểm tra thể chất nhỏ như dùng đá lạnh chườm lên da bệnh nhân và xem xét biểu hiện bên ngoài. Với các trường hợp phản ứng dị ứng xảy ra chậm, các bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm máu và kiểm tra lượng histamin trong cơ thể để xác định nguyên nhân chính xác hơn.
Điều trị dị ứng thời tiết khi trời lạnh
Tùy vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số biện pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là các giải pháp thường thấy đối với tình trạng dị ứng do thời tiết trở lạnh:
Sử dụng các loại thuốc Tây y
Các bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc sau đây:
- Các thuốc ức chế histamin: Những loại thuốc này có thể giúp ngăn chặn quá trình giải phóng histamin từ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ví dụ: Ranitidine, nizatidine,…
- Thuốc kháng thể lgE: Với những trường hợp cơ thể không tiếp thu được với thuốc kháng histamin, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng thể lgE omalizumab. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy việc sử dụng 150mg đến 300mg omalizumab mỗi ngày trong lộ trình 4 tuần giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của dị ứng do thời tiết lạnh.
- Các loại thuốc khác: Trong một số trường hợp khác, chuyên gia cũng có thể khuyến nghị sử dụng một số loại thuốc khác như Corticosteroids, kích thích tố tổng hợp, thuốc kháng sinh, chất đối kháng leukotriene,…
Sử dụng các biện pháp tại nhà
Những bệnh nhân bị dị ứng thời tiết ở mức độ nhẹ có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà dưới đây:
- Ngâm mình trong nước ấm: Việc sử dụng nước ấm có thể giúp bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của khí lạnh, đồng thời khiến lưu thông máu tốt hơn, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Người bệnh nên dành khoảng 10 đến 15 phút ngâm mình trong bồn nước ấm, có thể kết hợp với một số loại tinh dầu thảo dược.
- Uống một ly nước mật ong: Đây là một mẹo dân gian được nhiều người bệnh dị ứng thời tiết sử dụng. Trong mật ong có chứa nhiều pollen, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và bảo vệ sức khỏe cho cơ thể. Người bệnh có thể dùng mật ong pha loãng với nước ấm và tiêu thụ hàng ngày.
- Tăng cường bổ sung vitamin C: Sử dụng vitamin C có thể giúp giảm các phản ứng miễn dịch do histamin gây ra, đồng thời cũng giúp tăng cường và bảo vệ sức khỏe khi mùa lạnh về. Thay vì nguồn vitamin C tổng hợp, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tiêu thụ nguồn vitamin C tự nhiên từ các loại trái cây và rau củ. Ví dụ: Cam, táo, bưởi, ớt chuông, súp lơ xanh,…
Hy vọng với những thông tin tổng hợp nói trên, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức mới liên quan đến chủ đề bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên dành thời gian luyện tập thể thao cũng như xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học.
Theo : EHIB