Dị ứng nước là một khái niệm khá xa lạ với nhiều người. Do thiếu kiến thức thực tế nên nếu gặp phải thì người bệnh thường không biết cách xử lý khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này trong nội dung sau!
Dị ứng nước là gì? Dấu hiệu nhận biết
Dị ứng nước là hiện tượng cơ thể không thích ứng với đặc tính của loại nước mà mọi người vừa tiếp xúc hoặc sử dụng trước đó. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các phản ứng dị ứng là do các thành phần có trong nước không phù hợp với cơ địa của người sử dụng.
Phản ứng của cơ thể khi tiếp nhận nguồn nước không phù hợp là tình trạng kích ứng da với các biểu hiện như: Mẩn ngứa, khó chịu, phát ban, phù, viêm da,.. Bệnh này còn được gọi với thuật ngữ chuyên môn hơn là bệnh viêm da tiếp xúc (phản ứng của da khi gặp phải dị nguyên).
Theo các bác sĩ da liễu, các nguồn nước có khả năng tăng nguy cơ bị dị ứng nước là:
- Nước máy: Đây là nguồn nước qua xử lý với công nghệ khử trùng hiện đại. Tuy nhiên, sau khi qua công đoạn xử lý, nước sẽ tồn tại một số thành phần hóa chất lắng lại. Với những người có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị dị ứng do các thành phần này.
- Nước giếng: Nhiều nguồn nước giếng tự nhiên không đảm bảo nếu bị nhiễm kim loại nặng như chì, Asen, thủy ngân, niken, đồng… Khi không biết mà sử dụng thì có thể gây dị ứng, thậm chí là ngộ độc nguy hiểm.
- Nước hồ bơi: Tại các bể bơi công cộng không có hệ thống lọc và thay nước thường xuyên thì rất bẩn, nhiều vi khuẩn, vi trùng, dung dịch xử lý nước… Đây chính là những nguyên nhân nhiều người sau khi bơi ở bể công cộng thì bị ngứa ngáy khó chịu.
- Nước sông: Nhiều con sông ô nhiễm do phải hứng chất thải từ sinh hoạt của người dân hoặc doanh nghiệp xả thải… Nếu dính phải nước sông ô nhiễm sẽ gây ngứa ngáy, dị ứng khó chịu.
- Nước biển: Nước biển có chứa hàm lượng muối rất cao. Nếu có cơ địa dễ dị ứng mà tắm nước biển lâu cũng có thể gây khó chịu trên da.
- Dị ứng nước mưa: Môi trường ô nhiễm khiến cho nước mưa cũng tồn tại nhiều chất độc con người thải ra môi trường và hóa chất công nghiệp. Vì vậy, nước mưa cũng là nguồn nước có nguy cơ cao gây dị ứng.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng nước
Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh dị ứng nước là:
- Vùng da tiếp xúc với nguồn nước gây dị ứng có biểu hiện nổi mẩn, nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy.
- Vùng da phát ban lan rộng với tốc độ lan nhanh chóng.
- Làn da bị tổn thương với các nốt mụn nhọt, mụn mủ, mụn nước mọc rải rác
- Người bệnh có thể kèm theo biểu hiện khó thở, mệt mỏi, thở khò khè, choáng váng.
- Một số trường hợp có thể bị đau đầu, sưng họng, khó nuốt nếu uống phải nước gây dị ứng.
Dị ứng nước gây ảnh hưởng gì?
Bình thường, dị ứng nước không gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bệnh có các biểu hiện nghiêm trọng như: Khó thở, đau đầu, bội nhiễm, đau bụng, choáng váng,…không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng sốc phản vệ, thậm chí gây tử vong. Chính vì vậy, mọi người nên cảnh giác với hiện tượng dị ứng nước để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.
Biện pháp điều trị dị ứng nước
Dị ứng nước là dạng bệnh lý có khả năng tái phát nhiều lần với mức độ tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần tham khảo và lựa chọn cho mình biện pháp điều trị đúng đắn và phù hợp.
Dưới đây là các biện pháp điều trị dị ứng nước đang được áp dụng phổ biến.
Điều trị bằng thuốc Tây
Thuốc Tây là biện pháp ức chế và kiểm soát các triệu chứng bệnh dị ứng nước khá nhanh chóng, thuận tiện được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc không đúng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc Tây có thể được chỉ định để đẩy lùi bệnh dị ứng nước là:
- Thuốc đường uống: Nhóm thuốc kháng histamin có khả năng kiểm soát bệnh dị ứng khá hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc gây tác dụng phụ là khiến người bệnh mất tập trung và thường xuyên buồn ngủ.
- Thuốc dạng tiêm: Nhóm thuốc kháng thụ thể H1 là loại thuốc dạng tiêm được chỉ định để điều trị dị ứng nước ở mức nghiêm trọng.
- Thuốc điều trị tại chỗ: Là các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa, cải thiện tình trạng giảm sưng đau và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương ngoài da, ngăn ngừa bội nhiễm.
Điều trị dị ứng nước bằng quang trị liệu
Quang trị liệu là biện pháp sử dụng ánh sáng nhân tạo PUVA và PUVB để chiếu trực tiếp lên các vùng da bị tổn thương do dị nguyên có trong nước gây ra. Phương pháp này có tác dụng chế sự hoạt động của thụ thể histamin, hỗ trợ làm lành các tổn thương da do dị ứng nước gây ra.
Mặc dù vậy, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu hoặc môi trường thuận lợi cho sự phát triển của dị nguyên sẽ khiến bệnh bùng phát trở lại.
Điều trị dị ứng nước thảo mộc tự nhiên
Áp dụng mẹo dân gian từ các thảo mộc tự nhiên trong vườn nhà cũng là biện pháp điều trị dị ứng nước an toàn, lành tính được nhiều người lựa chọn.
Khi có dấu hiệu dị ứng nước, người bệnh có thể lấy một nắm lá khế, lá ổi, lá tía tô hoặc 1 củ gừng cạo sạch giã nhuyễn để đun nước tắm hoặc đắp lên vùng da bị dị ứng nước. Các loại thảo mộc này có đặc tính kháng viêm, sát trùng rất tốt lại dễ tìm kiếm nên mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà.
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý rằng các biện pháp dân gian thường chậm mang lại tác dụng và hiệu quả mang lại như thế nào còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó, để đảm bảo an toàn nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bài thuốc.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng ứng
Dị ứng nước là dạng bệnh không hiếm gặp nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh nếu thực hiện tốt các khuyến cáo sau:
- Thận trọng khi tiếp xúc với các nguồn nước có nguy cơ cao gây dị ứng như: Nước sông, nước máy, nước giếng,..
- Nên sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội, dung dịch vệ sinh có nguồn gốc từ thảo mộc tự nhiên. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nhiều chất tạo mùi, tạo màu có thể làm tăng nguy cơ dị ứng cho bạn.
- Chăm sóc, vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày. Không nên gãi hay chà xát mạnh nên các vùng da có dấu hiệu tổn thương.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực bổ sung vitamin, khoáng chất cho cho cơ thể thông qua rau xanh, rau củ, hoa quả tươi… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như: thịt gà, hải sản, trứng, đậu, sữa,…
Dị ứng nước là bệnh lý phổ biến và có thể chuyển sang thể mãn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, mỗi người chúng ta nên nâng cao kiến thức về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Chúc bạn đọc sức khỏe!
Theo : EHIB