Dị ứng lactose ở trẻ thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh. Đây là dạng dị ứng thường gặp và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nếu không được xử lý đúng cách.
Dị ứng lactose ở trẻ là như thế nào?
Lactose là thành phần dinh dưỡng thường có trong các loại sữa như: Sữa mẹ, sữa dê, sữa bò. Ngoài ra, thành phần này còn có trong đường hoặc phô mai. Đây là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Tuy nhiên, có một số trẻ nhỏ lại gặp phải tình trạng dị ứng lactose và sinh ra những phản ứng bất thường cho cơ thể. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dị ứng Lactose ở trẻ là hiện tượng ruột non của trẻ không sản sinh đủ lượng enzyme lactase cần thiết để chuyển hóa hết lactose được dung nạp hàng ngày. Lúc này, cơ thể sẽ gây ra các phản ứng như: Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, táo bón, khó chịu, quấy khóc,…
Thông thường, dị ứng lactose ở trẻ không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nhiều biến chứng nguy hại khác.
Các nguyên nhân gây dị ứng lactose ở trẻ
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dị ứng lactose ở trẻ là do hệ tiêu hóa (cụ thể là ruột non) của trẻ bị thiếu hụt enzyme lactase. Đây là loại enzym có nhiệm vụ chuyển hóa đường lactose thành hai loại đường chính là galactose và glucose.
Thông qua niêm mạc ruột non, các loại đường này sẽ được hấp thụ vào máu. Khi cơ thể thiếu hụt enzyme lactase sẽ khiến lactose “đi lạc” vào đại tràng thay vì được được chuyển hóa và hấp thu theo quy trình bình thường. Tại đại tràng, các loại vi khuẩn sẽ phân hủy lactose gây ra các phản ứng rối loạn tiêu hóa và nôn mửa.
Ngoài ra, dị ứng lactose ở trẻ còn có thể gặp phải do một số yếu tố nguy cơ khác như:
- Trẻ bị sinh non, thiếu tháng do hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện
- Trẻ có tiền sử mắc bệnh về đường ruột, điển hình như bệnh celiac, bệnh crohn
- Trẻ mắc bệnh ung thư và điều trị bằng phương pháp xạ trị.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng dị ứng lactose ở trẻ
Dấu hiệu dị ứng lactose ở trẻ tương đối rõ ràng và dễ nhận biết. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể phát hiện và xử lý triệu chứng của bé khá dễ dàng. Thông thường, sau khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ trẻ ăn thực phẩm có chứa lactose bị dị ứng sẽ có những triệu chứng như:
- Đau bụng: Phản ứng này xảy ra khi lactose đi đến trực tràng bị các vi khuẩn phân hủy hình thành nên quá trình lên men lactose gây ra các cơn đau tại dạ dày hoặc chuột rút.
- Đầy hơi: do đại tràng bị gia tăng lượng nước và không khí một cách đột ngột khiến thành ruột giãn nở, gây ra chứng ợ hơi, nôn trớ,…
- Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện: Tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích,…
- Trẻ có biểu hiện bị khô môi, nấm miệng, lở miệng, khó chịu, quấy khóc,…
Dị ứng lactose ở trẻ gây hậu quả gì?
Các dấu hiệu của bệnh này thường khá giống với một số bệnh dị ứng và phát ban thông thường ở trẻ. Vì vậy, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng với hầu hết các loại thức ăn hàng ngày. Khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, còi cọc, kém phát triển.
Tình trạng này kéo dài còn có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng, hen suyễn, suy dinh dưỡng. Trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hiện tượng trẻ bị sốc phản vệ và tử vong. Vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý đến vấn đề này để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả cho trẻ.
Biện pháp khắc phục tình trạng dị ứng lactose ở trẻ
Để hạn chế nguy cơ dị ứng lactose ở trẻ, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, các bậc phụ huynh nên thực hiện áp dụng các biện pháp sau:
- Mỗi ngày không nên cho trẻ dùng quá 118ml sữa có chứa hàm lượng lactose cao để giảm thiểu nguy cơ dị ứng và các vấn đề khác về đường tiêu hóa.
- Hạn chế cho sử dụng các loại sữa, đường, bơ,…có chứa lactose.
- Có thể kết hợp hoặc thay thế các loại sữa, thực phẩm dinh dưỡng khác cho trẻ để vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời phòng tránh nguy cơ bị dị ứng lactose.
- Khi phụ huynh muốn thay đổi hoặc cho trẻ dùng một loại sữa mới, cần thận trọng, đọc kỹ các thành phần có trong sản phẩm để có thể xác định được nguyên nhân gây dị ứng lactose trong trường hợp trẻ có dấu hiệu của bệnh.
Ngoài ra, nếu trẻ bị dị ứng lactose, cha mẹ nên thay đổi, cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ để phù hợp với cơ địa của trẻ và đảm bảo trẻ vẫn được dung nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng với các thực phẩm lành mạnh cho hệ tiêu hóa như:
- Các loại rau xanh: Rau bina, bông cải xanh, bắp cải, rau mồng tơi, rau chân vịt,…
- Các loại cá giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ,…
- Các loại đậu, đậu nành và chế phẩm dinh dưỡng từ đậu nành.
- Các loại ngũ cốc tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ như: Hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều.
- Bổ sung nước ép trái cây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Bổ sung các loại sữa chua có lợi khuẩn tốt cho sức khỏe như probiotic là biện pháp rất tốt giúp trẻ hạn chế mắc phải hội chứng ruột kích thích và các phản ứng nguy hiểm khi dung nạp lactose.
Bên cạnh đó, một số loại enzyme lactase cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ, hạn chế tình trạng dị ứng lactose có thể xảy ra khi cơ thể trẻ không đáp ứng được các loại thực phẩm có chứa hàm lượng lactose cao.
Có thể thấy rằng, dị ứng lactose ở trẻ là một trong các dạng dị ứng thực phẩm khá phổ biến. Nhìn chung, nó không gây ra nhiều nguy hiểm và có thể phòng ngừa, điều trị đúng cách và hiệu quả nếu cha mẹ nắm được những thông tin cần thiết về dạng bệnh lý này. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dị ứng lactose ở trẻ và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.
Theo : EHIB