Mặc dù tình trạng dị ứng bột ngọt không thường xuyên xảy ra nhưng vẫn có thể gặp ở nhiều đối tượng, dù có tuổi tác cũng như giới tính khác nhau. Khi gặp vấn đề này, người dùng sẽ thấy mặt sưng phù, bị rối loạn tiêu hóa, phát ban đỏ… gây ra nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống sinh hoạt.
Dị ứng bột ngọt là gì?
Dị ứng bột ngọt xảy ra khi cơ thể có những phản ứng quá mức vì sử dụng bột ngọt quá liều lượng với cảm tưởng đây là tác nhân gây hại. Lúc mới bị dị ứng, người dùng sẽ gặp phải một số dấu hiệu điển hình như chóng mặt, đau đầu, phát ban, nôn mửa,…
Bột ngọt (hay ở nhiều vùng miền còn gọi là mì chính) mang tên tiếng Anh là Monosodium glutamate (viết tắt là MSG), đây là một loại gia vị quen thuộc trong nấu nướng. Bên cạnh đó, sản phẩm cường thường xuyên được tìm thấy trong các loại đồ ăn đóng gói sẵn.
Mặc dù được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA cho đây là một thành phần lành tính và an toàn, nhưng lượng báo cáo về tình trạng dị ứng bột ngọt vẫn tăng lên mỗi năm khiến cho nhiều người không khỏi lo lắng:
- Nghiên cứu khoa học về chủ đề dinh dưỡng đã nêu lên mối liên hệ giữa những thành phần bột ngọt và bệnh viêm da ở trẻ nhỏ vào năm 2011.
- Cho tới năm 2014, tiếp tục lại có 1 nghiên cứu về dinh dưỡng lâm sàng cũng chỉ ra giữa một số người bị viêm da mãn tính và bột ngọt có mối liên hệ mật thiết. Những dấu hiệu đặc trưng phải kể đến như: da bị châm chích nhẹ, đau đầu, ngực nóng rát,…
- Cũng vào năm 2014, khi sử dụng bột ngọt cho một nghiên cứu trên động vật về sự biến đổi của chất dẫn truyền hệ thần kinh serotonin đang tồn tại trong não, đã chỉ ra rằng bột ngọt có thể làm ảnh hưởng nhiều tới tâm trạng và cảm xúc và gây ra 1 loại bệnh tương tự như trầm cảm.
- Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cho thấy động vật sử dụng nhiều bột ngọt trong thời gian dài bị nhiều tổn thương liên quan đến chức năng thận.
- Năm 2016, nhiều nhà khoa học đưa chỉ ra rằng tất cả loại bột ngọt đều sinh các chất độc genotoxic làm tổn thương các tế bào, đồng thời ảnh hưởng tới yếu tố di truyền của con người.
Dị ứng bột ngọt không phải vấn đề xảy ra quá thường xuyên nhưng lại dễ bắt gặp ở những ai có cơ địa nhạy cảm. Những người gặp phải tình trạng này sẽ có nhiều xáo trộn trong cuộc sống.
Tuy nhiên vì đây không phải là tình trạng gây nguy hiểm quá mức, đe dọa tính mạng nên nếu được điều trị đúng cách và kịp thời thì sẽ khỏi chỉ sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh chủ quan không đi khám chữa sớm có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ, hoặc thậm chí là tăng nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân nào dẫn đến dị ứng bột ngọt?
Cho tới nay, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn chưa thể khẳng định có mối liên hệ nào giữa bột ngọt và các dấu hiệu dị ứng khi sử dụng thành phần này. Nhưng, việc dị ứng bột ngọt có thể đến từ một vài yếu tố sau:
- Ăn bột ngọt quá nhiều: Hầu hết các trường hợp dị ứng đều xuất phát từ lý do này. Trong thành phần của bột ngọt có muối acid glutamic giúp kích thích vị giác, cho mọi người cảm giác ăn ngon hơn, điều này làm chúng ta thường xuyên bị dư hàm lượng này trong các bữa ăn. Hơn nữa, việc ăn nhiều bột ngọt cũng khiến cơ thể bị thừa Glutamate ngoại sinh, làm ảnh hưởng tới chức năng gan thận, não bộ cũng như nhiều dây thần kinh cảm giác. Do vậy, chúng ta chỉ nên ăn bột ngọt với liều lượng vừa đủ.
- Sử dụng bột ngọt giả: Bột ngọt hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ chứa nhiều loại hoá chất có hại, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá cũng như sức khỏe tổng thể. Mọi người nên chọn mua bột ngọt ở những siêu thị, cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Những tác nhân dị ứng không phải do bột ngọt: Một số người hay ăn những món có nêm bột ngọt và thấy xuất hiện các dấu hiệu khó chịu, mệt mỏi, phát ban,… Đây có thể chỉ là sự trùng hợp với những tình trạng dị ứng/bệnh khác: Người bị dị ứng với những loại thực phẩm khác (đậu phộng, hải sản, thịt gà,…) hoặc cùng thời điểm đó, bệnh nhân gặp những vấn đề da liễu như mẩn ngứa, zona thần kinh, mề đay,….
Cách xử lý bệnh dị ứng bột ngọt
Với những ai có dấu hiệu bệnh nhẹ, người bệnh có thể chủ động xử lý ở nhà. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh nặng thì cần đến thăm khám và điều trị ở các cơ sở chuyên khoa uy tín.
Chữa dị ứng bột ngọt tại nhà
Khi phát hiện mình bị dị ứng bột ngọt, mọi người có thể tham khảo và áp dụng cách chữa nhanh sau đây để kịp thời kiểm soát được cơn dị ứng, ngăn chặn tình trạng này lan rộng:
- Ngưng dùng ngay lập tức những món ăn có bột ngọt.
- Pha một cốc nước chanh muối ấm để uống, sau đó nằm nghỉ tại nơi thoáng mát trong khoảng 20 phút.
- Tìm biện pháp hỗ trợ để nôn những loại thực phẩm đã ăn ra bên ngoài – Đây là cách giảm dị ứng rất hữu hiệu.
- Uống nhiều nước ấm để thanh lọc, giải độc cơ thế.
- Không tự ý dùng thuốc khi không có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
- Ngừng ăn bột ngọt trong một khoảng thời gian sau để tránh hiện tượng dị ứng tái đi tái lại.
Đi khám chuyên khoa
Khi tự xử lý tình trạng dị ứng ở nhà mà bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần đi thăm khác chuyên khoa và tuân theo phác đồ chữa trị thích hợp của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ sử dụng một số câu hỏi nhằm xác định dấu hiệu bệnh, đồng thời tìm ra lý do gây dị ứng. Trách nhiệm của người dùng là cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác nhất để giúp ích cho quá trình chữa bệnh. Nếu người bệnh đã sử dụng thuốc trước đó sẽ cần mang theo đơn để bác sĩ kiểm tra.
Sau đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ kê để chữa bệnh dị ứng bột ngọt:
- Kem bôi ngoài da: Được sử dụng với những ai bệnh nhẹ, nhanh chóng làm giảm ngứa ngáy, làm dịu da, kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả.
- Thuốc kháng Histamine H1: Thuốc được kê khi người bệnh có những dấu hiệu ngứa ngáy, phát ban, khó chịu, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Thuốc tiêm Epinephrine: Loại thuốc này được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ, nhằm khai thông hệ thống thở, chống co thắt phế quản.
Lưu ý: Đây đều là những loại thuốc kê đơn, phải được bác sĩ yêu cầu chứ không tự ý sử dụng.
Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng dị ứng bột ngọt. Hiện nay, tình trạng này vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm nên mong mọi người hãy chủ động trong việc phòng tránh và chữa bệnh.
Theo : Thư viện y tế sức khỏe EHIB