Đau xương mu bàn chân được hiểu là tình trạng đau và viêm ở mu bàn chân. Hiện tượng này hay gặp phải ở những người thường xuyên phải vận động nhiều mà không có sự bảo hộ nào của thiết bị, hay dụng cụ ở chân. Tuy nhiên, tình trạng đau xương ở mu bàn chân này lại rất dễ hồi phục
Đau xương mu bàn chân là bệnh gì
Đau xương mu bàn chân hay gặp phải nhất là do mắc các bệnh lý về xương khớp chẳng hạn như viêm khớp, thoái hóa khớp,… Hoặc cũng có thể gây ra bởi các bệnh về giãn dây chằng, quá tải gân cơ do gặp phải chấn thương hoặc là vận động quá mạnh

Đau xương mu bàn chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh
Bên cạnh đó, đau xương mu bàn chân còn có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý khác liên quan đến mạch máu và dây thần kinh, cụ thể là:
Mắc các bệnh về mạch máu
Đau xương mu bàn chân có thể cảnh báo cho bạn biết tình trạng cơ thể đang mắc phải các bệnh như: viêm tắc động mạch, co mạch, u cuộn mạch,… Trường hợp này cần phải được tiến hành siêu âm mới có thể phát hiện ra
Mắc các bệnh về dây thần kinh
Là các bệnh như viêm dây thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh tọa,… Lúc này ngoài chứng đau nhức ở mu bàn chân ra thì có thể kèm theo triệu chứng khác như bị tê chân, teo cơ,…
Một số bệnh lý khác
Ngoài những bệnh thường gặp ở trên, trong một vài trường hợp đau mu bàn chân còn có thể do các bệnh lý sau
- Hoại tử chỏm xương bàn chân: Bệnh này gây nên những cơn đau ở vùng bàn chân trước, dữ dội nhất là trong khi vận động, chạy nhảy
- Chồi xương ở khớp cổ chân: Bệnh hay gặp phải ở những người già hoặc là ở những người trẻ gặp phải chấn thương ở cổ chân
- U thần kinh gian ngón chân: Triệu chứng đau ở kẽ xương bàn chân 3-4, đau dữ dội khi di chuyển hoặc mang giày dép chật do u thần kinh nằm ở giữa 2 đầu xương bàn chân bị chèn ép gây ra đau
Hướng điều trị đau xương mu bàn chân

Tùy vào từng nguyên nhân gây ra bệnh mà sẽ được bác sĩ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu như tình trạng bệnh gây ra do mắc các bệnh về khớp, thì điều trị bằng thuốc là giải pháp bắt buộc.
Bình thường khi khám tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lâm sàng, làm xét nghiệm máu, chụp CT cắt lớp hoặc cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh. Các thuốc được chỉ định thường là acetaminophen, aspirin, ibuprofen,… có công hiệu giảm đau, chống viêm nhanh chóng.
Nếu như bệnh ở giai đoạn cấp tính, thì chỉ cần một liệu trình là đã có thể dứt điểm được hiện tượng đau xương mu bàn chân. Tuy nhiên sau khi khỏi bệnh cần phải tránh những tác nhân gây bệnh phòng trường hợp bệnh có thể tái phát
Nếu bệnh trong giai đoạn mạn tính (cơn đau kéo dài, thuốc cũng không chữa được dứt điểm). Lúc này thuốc Tây y không mang lại nhiều hiệu quả nữa, thì người bệnh cần tìm đến những bài thuốc Đông y để có thể trị được tận gốc nguyên do căn bệnh
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng đau xương mu bàn chân hay gặp phải ở nhiều người. Khi thấy mình chớm có những dấu hiệu của bệnh thì cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để có được sự điều trị kịp thời. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.