Dầu gội trị vảy nến da đầu đang trở thành xu hướng được nhiều người bệnh lựa chọn bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài. Một số ý kiến còn cho rằng nhờ có dầu gội mà tình trạng ngứa ngáy và rụng tóc được cải thiện rõ rệt. Liệu bạn đọc đã biết đến những sản phẩm dầu gội dành cho bệnh vảy nến tốt nhất hay chưa? Cùng theo dõi và tìm câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Các loại dầu gội trị vảy nến da đầu tốt nhất hiện nay
Đây một bệnh lý da liễu khá phổ biến, gây ra tình trạng mẩn đỏ, bong tróc. Trong một số trường hợp, bệnh có thể khiến da đầu xuất hiện các mảng trắng chai cứng, khô ráp, ngứa ngáy, thậm chí làm chân tóc yếu và gãy rụng.
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị vảy nến da dầu, nhưng phổ biến nhất chính là thuốc bôi và dầu gội. Bài viết xin gợi ý đến bạn đọc một số các loại dầu gội hiệu quả tốt nhất trên thị trường:
Dầu gội có chứa nhựa than đá
Dầu gội có chứa nhựa than đá (coal tar) là một loại dược phẩm không cần kê đơn, bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng tại các nhà thuốc hoặc trên mạng internet thông qua các shop trực tuyến. Loại dầu gội này được sử dụng phổ biến với tình trạng vảy nến khiến da dầu trở nên bong tróc và ngứa ngáy khó chịu.
Nhựa than đá, hay còn gọi là coal tar, có chứa hàm lượng lớn hoạt chất hóa học giúp giảm sự phát triển quá mức của tế bào da chết. Không những vậy, nhựa than đá cũng giúp cải thiện hiệu quả đau rát và mẩn ngứa – triệu chứng điển hình thường thấy của vảy nến da đầu.
Một số thương hiệu dầu gội nhựa than đá bạn có thể lựa chọn là: Redwin, Polytar, Therapeutic T+plus, DHS TAR Shampoo,…
Dầu gội có chứa axit salicylic
Giống như dầu gội nhựa than đá, các sản phẩm có chứa hoạt chất axit salicylic cũng được dùng phổ biến trong các vấn đề liên quan đến da liễu như vảy nến, á sừng, hắc lào,…Nguyên lý hoạt động của axit salicylic là làm mềm các mảng da nhiễm bệnh bị chai sần, khiến chúng mất nước rồi tự bong ra khỏi bề mặt. Nhờ vào đó mà tình trạng đóng vảy trên da đầu được cải thiện.
Tuy nhiên, bản chất của salicylic là axit nên loại dầu gội này có thể không phù hợp với những người vốn có làn da khô và nhạy cảm. Bởi vì nồng độ đậm đặc của axit salicylic có thể gây ra kích ứng, sưng tấy hay thậm chí là rụng tóc. Người bệnh trước khi sử dụng sản phẩm có chứa axit salicylic cần tham khảo tư vấn kỹ càng từ bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn.
Ví dụ về dầu gội có chứa axit salicylic: T/sal. Dermoskin, Magik, Hanko,…
Dầu gội có chứa hoạt chất clobetasol propionate
Nếu các phương pháp cũng như các loại dầu gội không kê đơn khác không thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng vảy nến da đầu, các bác sĩ thường chỉ định sản phẩm có chứa clobetasol propionate. Theo chuyên gia y tế, clobetasol được dùng cho trường bệnh ở mức trung bình cho đến nặng.
Clobetasol được xếp vào loại dược tính corticosteroid rất mạnh, có khả năng giảm nhanh tình trạng sưng tấy, ngứa ngáy và mẩn đỏ. Tuy nhiên, sản phẩm này không thích hợp với người dưới 18 tuổi hoặc người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm.
Clobetasol thường được kê đơn sử dụng hàng ngày, kéo dài điều trị trong 4 tuần. Trong trường hợp người bệnh gặp phải tác dụng phụ, tần suất sử dụng nên giảm xuống còn 1 đến 2 lần mỗi tuần. Ví dụ: Clobex, Etrivex,…
Các loại dầu gội trị vảy nến da đầu tại nhà
Bên cạnh các loại dầu gội hóa học, bạn cũng có thể thử sử dụng thêm các loại dầu gội nguồn gốc thảo mộc tự điều chế tại nhà đơn giản dưới đây:
Dầu gội từ baking soda
Baking soda sở hữu hàng loạt các công dụng tuyệt vời, từ làm bánh, vệ sinh răng miệng đến điều trị các vấn đề ngoài da. Baking soda vốn có thành phần chính là hoạt chất natri bicacbonat với đặc tính kháng khuẩn hiệu quả, giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy cũng như ức chế sự phát triển của vảy nến.
Nguyên liệu cần có: 1 thìa canh bột baking soda, 1 cốc nước 200ml.
Cách thực hiện như sau:
- Trộn đều bột baking soda với nước cho đến khi bột tan hoàn toàn.
- Thoa hỗn hợp này lên trên vùng da dầu bị ảnh hưởng, để nguyên trong vòng 5 phút rồi gội lại bằng nước ấm.
Dầu gội từ tinh dầu dừa
Dầu dừa từ lâu đã được biết đến như là một “thần dược” đối với các vấn đề liên quan đến da và tóc. Trong loại tinh dầu thực vật này có chứa một hàm lượng lớn các hoạt chất chống viêm và dưỡng ẩm, giúp làm bong vảy nến và cải thiện tình trạng ngứa ngáy hiệu quả. Không những vậy, dầu dừa còn có khả năng làm mềm tóc, đồng thời kích thích chân tóc mới mọc lên.
Nguyên liệu cần có: ½ thìa canh dầu dừa.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn nên gội đầu trước bằng các sản phẩm hóa học và xả sạch với nước ấm. Dùng khăn mặt thấm bớt nước đọng trên tóc.
- Dầu dừa tự nhiên cho vào lò vi sóng hâm nóng trong khoảng 20 giây.
- Dùng tay thoa dầu dừa lên trên da đầu , mát xa nhẹ nhàng trong khoảng vài phút để tinh dầu thẩm thấu vào sâu bên trong.
- Xả lại bằng nước ấm.
Lưu ý khi sử dụng dầu gội trị vảy nến da đầu
Khi sử dụng các loại dầu gội chữa bệnh vảy nến, bạn cần chú ý một số các vấn đề dưới đây:
- Loại dầu gội được lựa chọn phải phù hợp và không gây kích ứng cho da dầu. Nếu không chắc chắn, bạn có thể thử dùng trước trên một phần da đầu để xem xét phản ứng của cơ thể.
- Đối với các loại dầu gội hóa học, các chuyên gia khuyên bạn nên lưu lại trên da đầu ít nhất 5 đến 10 phút trước khi xả sạch tóc bằng nước. Nếu loại dầu gội bạn dùng không đem lại bất kỳ cải thiện đáng kể nào sau tám tuần, bạn nên nói chuyện với bác sĩ điều trị.
- Với những người không bị mẫn cảm với dầu gội điều trị, tần suất sử dụng được khuyến nghị là 1 lần/ngày/tuần. Còn với những trường hợp kích ứng nhẹ, tần suất sử dụng nên điều chỉnh ở mức 2 lần/ngày.
- Sau khi bệnh được trị khỏi, bạn vẫn nên sử dụng dầu gội đặc trị trong khoảng 2 đến 3 tuần tiếp theo để ngăn ngừa tái phát.
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề dầu gội trị vảy nến da đầu. Các bệnh lý ngoài da thường kéo dài dai dẳng nếu không được điều trị đúng cách. Vì thế, khi bạn gặp phải các dấu hiệu bất thường, điều quan trọng nhất là bạn nên đi khám sớm tại bệnh viện để được chẩn đoán và kê đơn.