Đẳng sâm là một loại cỏ thảo mộc có tác dụng chữa được rất nhiều căn bệnh. Vị thuốc quý này phân bố chủ yếu ở khu vực vùng núi phía Bắc nước ta. Để tìm chi tiết về dược liệu đẳng sâm, mời bạn cùng đồng hành với chúng tôi trong bài viết dưới đây!
Đẳng sâm là dược liệu gì?
Đẳng sâm có tên khoa học là Codonopsis Pilosula. Đây là một loài thực vật – dược liệu thuộc họ hoa chuông với nguồn gốc xuất xứ ở Trung Quốc, nhất là các tỉnh Hồ Bắc, Ninh Hạ, Vân Nam, Hắc Long Giang,…Hiện tại, vị thuốc này đã được quy hoạch trồng tại vùng núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên ở nước ta.
Về đặc điểm nhận biết, đẳng sâm là cây thân cỏ, có dáng hình trụ tròn với chiều dài khoảng trên dưới 25cm, mọc nhờ vào thân các loại cây khác và thường có màu tím. Rễ cây có nhiều nếp nhăn, mùi thơm tự nhiên. Đây cũng chính là bộ phận chứa tính dược lý cao nên được sử dụng nhiều nhất.
Lá của đẳng sâm hình trái tim, màu xanh hơi vàng. Mặt trước của lá là lớp lông nhung mỏng, mặt sau có màu nhạt hơn. Hoa đẳng sâm thường mọc ra từ vị trí các kẽ lá với màu trắng vàng nhạt.
Đẳng sâm có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, đẳng sâm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có ích cho cơ thể. Đặc biệt trong đó phải kể tới hàm lượng Saponin lớn. Ngoài ra thành phần của loại dược liệu còn có: Alkaloids, Rhamnose, Glucose, Scutellarein, Sucrose,Xylose, Inulin, Fructose.
Nhờ những dưỡng chất mà đẳng sâm có rất nhiều tác dụng như:
- Kích thích hệ tiêu hoá: Dịch chiết từ đẳng sâm giúp sản sinh thêm lợi khuẩn, tạo thành hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa. Từ đây người bệnh sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn, những vấn đề về tiêu hóa được cải thiện rõ rệt.
- Giảm thiểu tình trạng suy nhược cơ thể ở người cao tuổi: Những hoạt chất có trong thành phần của loại dược liệu này đặc biệt tốt cho hệ xương khớp. Chúng có khả năng làm chậm lại quá trình lão hóa, giúp xương và các mô chắc chắn hơn.
- Bảo vệ hệ tim mạch, giữ huyết áp ổn định: Đây là tác dụng quan trọng của đẳng sâm. Vị thuốc này giúp máu trong cơ thể người bệnh lưu thông thuận lợi hơn, ngăn ngừa bệnh huyết áp cao.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Với thành phần dưỡng chất dồi dào, đẳng sâm sẽ hỗ trợ cải thiện đáng kể tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, tăng cường hệ miễn dịch.
- Ngoài ra, đẳng sâm còn có thêm các tác dụng khác như: Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Tổng hợp những bài thuốc từ đẳng sâm
Sau đây là một số bài thuốc sử dụng đẳng sâm bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc chữa đau lưng, mệt mỏi do thận hư
Các dược liệu bạn cần sử dụng cho bài thuốc này bao gồm: 0.8g trần bì, 1.2g tiểu hồi, cáp giới (mỗi loại 6g), 16g đẳng sâm và 250ml rượu. Cách chế biến thuốc rất đơn giản, bạn hãy ngâm chung tất cả vị thuốc trên với rượu trong vòng 30-40 ngày. Sau đó mỗi tối người bệnh hãy đem ra uống dần trước khi ngủ với liều lượng vừa phải tới khi bệnh thuyên giảm dần.
Điều trị huyết áp cao với đẳng sâm
Nguyên liệu: Mộc hương và hoàng liên (mỗi vị 6g); Đương quy, sinh địa, đẳng sâm (mỗi loại 10g); Phục linh, trắc bá tử và vỏ con trai (loại trai ngậm ngọc bên trong) 16g mỗi loại.
Thực hiện: Bạn hãy sắc tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị với 1 lít nước. Sau khi nước sôi một vài phút, người bệnh có thể tắt bếp và chia đều nước thuốc để sử dụng 3 lần/ ngày.
Chữa tử cung xuất huyết
Bài thuốc này rất dễ thực hiện, ít tốn kém, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 40g đẳng sâm, đem sắc chung dược liệu này với nước để làm thành thuốc uống. Trong thời gian hành kinh, người bệnh cần uống 2 lần thuốc để cải thiện bệnh nhanh chóng hơn.
Dùng đẳng sâm trị các bệnh về tiêu hóa
Khi bị đại tiện phân lỏng, ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi thì bạn có thể phục hồi cơ thể bằng bài thuốc sau:
- Chuẩn bị: Ba kích, đương quy và bạch truật sao (mỗi loại 12g); Đẳng sâm 25g.
- Cách làm: Bạn hãy tán mịn và trộn đều bột của những vị thuốc trên với mật để vo thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày, người bệnh cần dùng khoảng 15g thuốc đã vê tròn.
Bài thuốc chữa viêm phế quản mạn và lao phổi
Trong bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dược liệu sau: Hồ ma nhân, tỳ bà diệp nướng mật, hạnh nhân (mỗi loại 6g); Mạch môn, đẳng sâm, tang diệp (mỗi vị 12g); A giao (8g). Bước tiếp theo, bạn hãy sắc thạch cao với nước trước, sau đó một vài phút thì cho toàn bộ các vị thuốc còn lại vào. Người bệnh cần chia đều nước thuốc để uống trong ngày để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh.
Lưu ý khi sử dụng đẳng sâm
- Hạn chế kết hợp đẳng sâm với lê lô, đây là hai vị thuốc kìm hãm tác dụng của nhau.
- Dược liệu này không được phép sử dụng cho những người khí trệ, hỏa vượng hoặc có thực tà.
- Không dùng đẳng sâm thay thế nhân sâm khi chữa mệt mỏi, tiểu đục, suy nhược cơ thể và vàng da.
- Không sử dụng quá 60g đẳng sâm mỗi ngày vì sử dụng quá nhiều vị thuốc này có thể khiến tim đập nhanh hơn hoặc xuất hiện những cảm giác khó chịu ở ngực.
- Người bệnh tuyệt đối không được phép tự ý thay đổi thành phần, liều lượng và cách dùng các bài thuốc bên trên để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Trong quá trình sử dụng bài thuốc từ đẳng sâm, nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào thì bạn nên ngừng ngay lập tức và tới các cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn chi tiết.
- Dùng dược liệu này sai cách và sai liều lượng có thể dẫn tới những tác dụng không mong muốn. Do đó người bệnh cần cân nhắc và cẩn thận khi dùng thuốc.
Như vậy bài viết đã gửi tới bạn toàn bộ kiến thức y học về đẳng sâm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo!