Da mặt bị dị ứng nổi mẩn ngứa không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến sức khỏe của người bệnh chịu tổn thương. Nếu không biết cách xử lý, trên làn da có thể để lại sẹo thâm về lâu dài. Bạn đọc nếu đang có nhiều thắc mắc liên quan đến chủ đề này thì đừng bỏ lỡ những thông tin thú vị trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi mẩn ngứa
Phản ứng dị ứng kèm theo các nốt đỏ mẩn ngứa xuất hiện trên vùng mặt của bạn có thể do các nguyên nhân dưới đây:
Thời tiết thay đổi
Không ít người bị dị ứng khi thời tiết thay đổi, nhất là khi không khí lạnh về. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực da khác nhau, bao gồm cả da mặt. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa ngáy và phát ban.
Côn trùng hoặc vật nuôi
Các loại sinh vật cũng có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm. Những thứ có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể phát ứng lại là lông, nước bọt hoặc tế bào da của chúng. Bạn có thể sẽ gặp phải dấu hiệu hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nổi mề đay trên da mặt, da vùng cổ nếu tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi hoặc bị côn trùng cắn.
Viêm da do tiếp xúc
Bạn có khả năng bị dị ứng mẩn ngứa trên da mặt nếu vùng da này tiếp xúc với các chất hóa học có trong mỹ phẩm, thực phẩm,…Nếu tình trạng này tiến triển nặng, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng chóng mặt, sưng phù mặt và khó thở.
Thức ăn tiêu thụ
Mẫn cảm với thức ăn là một trong số các dang dị ứng phổ biến nhất. Đây cũng là nguyên nhân dễ gây ra tình trạng nổi sần và ngứa ngáy trên vùng mặt nhất. Không những vậy, bạn cũng có thể gặp phải triệu chứng đau bụng khó chịu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thức ăn có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh eczema
Chàm là bệnh lý có thể ảnh hưởng đến tất cả vùng da trên cơ thể. Tuy nhiên, vùng mặt, cổ, tay và đầu gối là những khu vực dễ bị eczema tấn công nhất. Nguyên nhân của eczema đến nay vẫn chưa được xác định, nhưng có nhiều giải thiết nghiêng về suy giảm hệ miễn dịch.
Cách điều trị tình trạng da mặt bị dị ứng nổi mẩn ngứa
Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng các phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là một số các biện pháp đối phó với tình trạng da mặt dị ứng kèm theo mẩn ngứa phổ biến nhất:
Dùng thuốc Tây y
Đối với từng trường hợp cụ thể mà các loại thuốc sử dụng sẽ có sự khác nhau. Thông thường, các chuyên gia sẽ khuyến nghị bạn dùng một số loại thuốc như:
- Với các tình trạng liên quan đến dị ứng: Dị ứng không kèm sốc phản vệ có thể được điều trị bằng các loại dược phẩm: Thuốc thông mũi không kê đơn (clonidine, amphetamine,..), thuốc kháng histamin (cetirizine), tổ hợp thuốc gồm acetaminophen, phenylephrine và diphenhydramine. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, tiêm phòng miễn dịch có thể được thực hiện.
- Với tình trạng liên quan đến côn trùng cắn: Bạn có thể dùng thuốc kháng histamin kèm theo một số loại thuốc kem bôi ngoài da để làm dịu vết thương như calamine, hydrocortison,..
- Với tình trạng liên quan đến eczema: Thuốc kháng histamin đường uống như fexofenadine, loratadine,..; thuốc mỡ có chứa cortisol giúp giảm ngứa và đóng vảy; nhóm thuốc steroids hiệu lực thấp như hydrocortisone và thuốc corticosteroids đường uống (với tình trạng nghiêm trọng hơn).
Các biện pháp tại nhà
Đối với các tình trạng mẩn ngứa dị ứng trên da mặt ở mức độ nhẹ do thời tiết thay đổi, chàm hoặc côn trùng cắn, bạn có thể áp dụng thêm một số bài thuốc tại gia như sau:
- Bài thuốc từ lô hội: Lô hội không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn giúp giảm tình trạng mẩn ngứa bên ngoài rất hiệu quả. Bạn có thể mua lô hội tươi từ siêu thị về và tách chiết lấy phần gel lỏng bên trong rồi thoa lên vùng da bị ảnh hưởng là được. Bài thuốc này đặc biệt thích hợp với bệnh chàm ở mức độ nhẹ.
- Bài thuốc từ mỡ trăn: Mỡ trăn có khả năng loại bỏ tế bào chết, cấp ẩm và cải thiện tình trạng ngứa ngáy với làn da bị mẩn đỏ. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng tăm bông thoa một lớp mỡ trăn mỏng lên vùng da bị ảnh hưởng, mỗi ngày 2 đến 3 lần.
- Bài thuốc từ nghệ và mật ong: Hai loại dược liệu này không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mà còn thúc đẩy tái tạo da và ngăn ngừa tình trạng sẹo thâm. Bạn kết hợp mật ong và nghệ theo tỉ lệ 1:1, trộn đều rồi thoa hỗn hợp này lên vùng da bị ảnh hưởng, mỗi tuần 2 lần.
- Bài thuốc Đông y: Với tình trạng chàm gây mẩn ngứa dị ứng trên da mặt, bạn có thể áp dụng bài thuốc Đông y gồm các vị sau: Bạch linh, hoàng liên, mộc thông, khổ sâm, y truật, tiểu bì, sinh địa, bạc hà. Mỗi ngày sắc uống một thang.
Chế độ chăm sóc tại nhà đối với người bệnh
Để giúp da hồi phục nhanh chóng hơn, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Không dùng tay hoặc các vật có bề mặt thô ráp để gãi lên da mặt. Điều này có thể khiến da bị tổn thương hoặc nhiễm trùng, làm gia tăng nguy cơ để lại sẹo trên mặt.
- Hạn chế dùng các loại sữa rửa mặt cũng như mỹ phẩm dưỡng da trong thời gian da mặt đang bị dị ứng mẩn ngứa. Vì những thành phần hóa học có trong những sản phẩm này có thể khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
- Tăng cường bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày các loại rau xanh và trái cây tươi. Bạn cũng nên uống đủ hai lít nước mỗi ngày để đảm bảo cấp ẩm cho làn da.
- Theo dõi tình hình da mặt thường xuyên. Nếu sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị mà không nhận thấy sự thuyên giảm, bạn nên dành thời gian đi khám tại bệnh viện chuyên khoa da liễu.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin cần thiết về chủ đề “Da mặt dị ứng nổi mẩn ngứa”. Để đảm bảo quá trình hồi phục tốt hơn, bạn cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ điều trị cũng như xây dựng một thói quen sống lành mạnh, khoa học.
Theo : EHIB