Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc từ củ tam thất. Đây là một dược liệu được đánh giá như nhân sâm quý hiếm. Không chỉ bồi bổ sức khỏe, vị thuốc này còn có thể chữa trị rất nhiều căn bệnh. Chi tiết thông tin về củ tam thất sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây!
Củ tam thất là gì?
Củ tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, tên khoa học là Panax Pseudoginseng Wall. Đây là một dược liệu thuộc họ Ngũ Gia Bì, tuổi thọ lâu năm.
Đặc điểm nhận biết
Để phân biệt củ tam thất với các vị thuốc khác, bạn có thể căn cứ vào những đặc điểm sau:
- Thân: Thân thảo, chiều cao trung bình chừng 40cm
- Lá: Hình mác dài, hai mặt có gân, các mép lá có răng cưa và lông khá cứng. Thông thường, lá củ tam thất mọc theo cụm, mỗi cụm có khoảng 3-4 lá. Cuống lá dài trên dưới 4cm.
- Hoa: Mọc thành từng chùm, màu vàng nhạt ngả xanh lục và có 5 cánh rõ rệt. Từ tháng 5 – 7 là thời gian hoa tam thất nở rộ.
- Quả: Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín chuyển sang màu đỏ (thường là tháng 8 – 10).
- Hạt: Hình cầu, màu trắng.
Khu vực phân bố
Củ tam thất xuất hiện phổ biến ở vùng núi Tây Bắc nước ta như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và phía Nam của Trung Hoa.
Bộ phận sử dụng
Hầu hết tất cả các bộ phận của tam thất đều có tính dược. Trong đó phần rễ được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc của Đông y.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, củ tam thất có tính ôn, vị ngọt đắng. Phân tích các thành phần hóa học bên trong dược liệu này cho kết quả thu được là rất nhiều dưỡng chất hữu ích. Trong đó phải kể tới hàm lượng lớn:
- Saponin triterpen: Saponin A, B, C, D; acid oleanolic và đường khử
- Các axit amin: cystein, histidin, isoleucin, lysin, phenylalanin, leucin, valin, prolin
- Các chất vô cơ như Fe, Ca.
Củ tam thất có mấy loại?
Dựa theo đặc điểm về hình dạng, vùng miền phân bố mà người ta chia củ tam thất thành những loại sau:
Củ tam thất bắc
Loại tam thất này còn có tên gọi khác là sâm tam thất, kim bất hoán. Chúng có hình thoi, vỏ bên ngoài có màu đen hoặc xám tro, nhiều mấu cứng, sần sùi. Thân cây cao khoảng trên dưới 40cm, tối đa là 60cm, mọc thẳng đứng. Vỏ bên ngoài thân không có lông, lá kép xòe như giống hình dạng bàn tay.
Củ tam thất nam
Tên gọi khác củ tam thất nam là khương tam thất hay tam thất gừng. Khu vực phân bố chủ yếu là ở những địa điểm có đất ẩm, nhất là ven các con sông, suối. Đặc điểm nhận biết của loại tam thất này như sau:
- Bề mặt củ khá nhẵn, có hình dạng hơi tròn.
- Lá nhẵn, dày và to, thường mọc xếp trồng lên nhau thành từng tàu.
Củ tam thất rừng
Tam thất rừng có rất nhiều tên gọi khác như: tam thất hoang, sâm hai lần chẻ, trúc tiết nhân sâm hoặc hoàng liên thất. Củ thường có dạng giống như quả trứng, vỏ màu trắng vàng, vị cay nồng tương tự gừng.
Ngoài ra, dựa theo quá trình sơ chế, người ta còn chia thành củ tam thất khô (đã qua sơ chế) và tươi (mới thu hoạch, chưa sơ chế).
Củ tam thất có tác dụng gì?
Theo Đông y, củ tam thất được phát hiện rất nhiều tác dụng dược lý:
- Chứa hàm lượng hoạt chất noto ginsenosid lớn giúp bảo vệ hệ tim mạch, ngăn ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim và xơ vữa động mạch.
- Có khả năng cầm máu, giảm đau và làm lành vết thương hiệu quả, an toàn.
- Làm chậm sự phát triển của các khối u, bổ khí huyết.
- Cải thiện tích cực khả năng miễn dịch của cơ thể, làm chậm lại tốc độ lão hóa.
Cách sử dụng củ tam thất
Để sử dụng củ tam thất đúng cách và đem tới hiệu quả chữa bệnh như ý, bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng bên dưới:
Củ tam thất ngâm rượu
Sử dụng rượu tam thất sẽ giúp huyết áp ổn định, tăng cường độ dẻo dai của cơ thế và kích thích vị giác hơn. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để tạo nên loại rượu này gồm có: 1kg tam thất tươi, 3 lít rượu 45 độ. Bạn chỉ cần cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi cho ráo nước rồi ngâm chung với rượu trong 3 tháng là được.
Bài thuốc chữa đau thắt ngực với củ tam thất
Những trường hợp đau thắt ngực nhẹ có thể sử dụng bài thuốc từ củ tam thất để hỗ trợ chữa bệnh. Chi tiết các bước thực hiện như sau:
- Hòa 4g bột tam thất với nửa lít nước tới khi bột tan hết.
- Mỗi ngày người bệnh sử dụng hỗn hợp này 1 lần (có thể uống trước hoặc sau bữa ăn đều được).
Dùng củ tam thất chữa suy nhược cơ thể
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Tam thất, hương phụ: mỗi loại 12g
- Ích mẫu: 40g
- Kê huyết đằng: 20g
- Sâm bổ chính: 40g
Đầu tiên, bạn cần tám nhỏ tất cả nguyên liệu trên ra. Sau đó, mỗi ngày người bệnh nên sử dụng khoảng 20-30g hỗn hợp này sắc chung với nước để uống. Liều lượng sử dụng có thể thay đổi theo thể trạng của từng người.
Lưu ý khi sử dụng củ tam thất
Mặc dù loại dược liệu này đem lại rất nhiều công dụng hữu ích nhưng những đối tượng sau tuyệt đối không được sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe:
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Người có cơ địa dễ bị cảm lạnh hoặc đang bị cảm cúm
- Nữ giới thường xuyên bị rong kinh.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng củ tam thất chữa bệnh, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc để có được kết quả như mong muốn. Người bệnh tuyệt đối không được phép tự ý thay đổi liều lượng hoặc dùng kết hợp các thảo mộc khác. Nếu trong quá trình sử dụng vị thuốc này, cơ thể bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào thì nên ngưng sử dụng và tới ngay các cơ sở y tế.
Như vậy bài viết đã giới thiệu tới bạn những thông tin chi tiết về củ tam thất. Hiện tại dược liệu này được bán tại các hiệu thuốc Đông y trên toàn quốc nên việc tìm kiếm khá đơn giản.