Chữa vảy nến bằng dầu dừa là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng và đánh giá là khá hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trên làn da. Cụ thể thông tin ra sao, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Công dụng của dầu dừa khi chữa bệnh vảy nến
Từ nhiều năm nay, dầu dừa đã được coi là một trong những nguyên liệu quen thuộc hỗ trợ đắc lực trong công cuộc làm đẹp của nhiều chị em. Dầu dừa được chiết xuất chính từ quả dừa cộng với nước dừa tươi. Những công dụng phổ biến mà dầu dừa đem lại:
- Giúp mọc tóc nhanh sau sinh, chống rụng tóc hiệu quả.
- Chống rạn da tích cực cho các chị em mang bầu và sau khi sinh.
- Làm đẹp da, mềm mịn da, dưỡng ẩm cho da.
- Có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng cho người bệnh dạ dày.
- Làm sạch nước ối và có tác động tích cực cho sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ.
- Hỗ trợ tái tạo và phục hồi da cho những bệnh lý da liễu như: Viêm da cơ địa, á sừng, vảy nến,…
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra trong dầu dừa có chứa các thành phần hỗ trợ chữa bệnh vảy nến hiệu quả:
- Một số chất như axit linoleic, axit oleic, axit palmitic đem lại công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, cấp ẩm cho làn da, ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho làn da.
- Hoạt chất monoglycerides làm hạn chế sự tiếp xúc của các vi khuẩn tấn công da.
- Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa nhiều chất axit nhằm cải thiện tình trạng sần sùi, bong tróc trên da, đồng thời giảm viêm nhiễm.
Theo những kinh nghiệm dân gian được mọi người chia sẻ, những người bị vảy nến nhẹ sử dụng dầu dừa chữa trị sau khoảng 10 – 15 ngày sẽ nhận được những tín hiệu tích cực.
Hướng dẫn làm dầu dừa chữa bệnh vảy nến
Nếu có điều kiện, bạn nên chủ động chế biến dầu dừa vì cách làm rất đơn giản, tránh mua dầu dừa bên ngoài khi không tìm được cơ sở uy tín dễ mua phải loại kém chất lượng.
Để làm dầu dừa, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Một quả dừa nhiều cùi
- Đồ chuyên dụng nạo cùi dừa
- Nồi
- Bếp
Hướng dẫn thực hiện:
- Dừa đem bổ ra, đổ nước vào âu riêng để lấy phần cùi dừa.
- Nạo cùi dừa được phần cơm trắng rồi đem đun liu riu, dùng đũa khuấy đều để tránh dừa bị vón cục.
- Đun đến khi kết thành hỗn hợp mịn, quánh.
- Dùng một miếng vải thô sạch để lọc lại nước cốt.
- Bắc lại nồi để đun nước cốt cho tới khi ngả vàng nhẹ.
- Sau đó tắt bếp rồi dùng thìa hớt phần dầu dừa đang nổi trên bề mặt.
- Chuẩn bị một chiếc bình thuỷ tinh sạch để đựng dầu dừa.
Ngoài công dụng chữa bệnh, mọi người cũng có thể sử dụng dầu dừa cho những mục đích khác nhau.
Cách chữa vảy nến bằng dầu dừa
Hiện nay có khá nhiều phương pháp dùng dầu dừa chữa vảy nến, người bệnh có thể tìm một cách phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình, cân đối lượng dầu dừa hợp lý trong quá trình điều trị để đạt hiệu quả cao.
Bôi dầu dừa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến
Đây là cách thức sử dụng đơn giản nhất mà đem lại hiệu quả cao khi các chất sẽ được hấp thu trực tiếp khi bôi dầu dừa lên vùng da bệnh. Các bước thực hiện nhau sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh trước khi thoa dầu dừa.
- Lấy một lượng dầu vừa đủ nhẹ nhàng thoa lên vùng da vảy nến rồi sử dụng 2 đầu ngón tay nhẹ nhàng massage để lớp dầu dừa thẩm thấu vào sâu bên trong da.
- Giữ yên vùng da trong vòng 3 – 5 phút.
- Định kỳ thực hiện phương pháp này 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Ăn dầu dừa chữa bệnh
Ngoài phương pháp bôi, chúng ta cũng có thể sử dụng dầu dừa như một nguyên liệu nấu nướng thơm ngon, lại có tác dụng điều trị bệnh. Cách thức thực hiện rất đơn giản:
- Sử dụng khoảng 1 – 2 thìa dầu dừa nguyên chất pha cùng 100ml nước ấm, uống hỗn hợp này sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dầu dừa để làm các món salad trộn hoặc các món xào.
Lưu ý: Không chế biến dầu dừa ở nhiệt độ cao sẽ làm mất các chất dinh dưỡng, đồng thời không dùng quá 3 thìa dầu dừa mỗi ngày.
Kết hợp dầu dừa và nghệ chữa bệnh vảy nến
Nghệ là một trong những dược liệu tự nhiên có công dụng chữa nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh da liễu như vảy nến, viêm da. Sự kết hợp giữa dầu dừa và nghệ sẽ hỗ trợ tái tạo và làm lành da nhanh chóng, hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị:
- 1 củ nghệ tươi hoặc 3 thìa tinh bột nghệ
- 10ml dầu dừa
Cách làm:
- Nếu dùng nghệ tươi, bạn đem rửa sạch, nào vỏ rồi mang xay hoặc giã nhuyễn.
- Trộn phần nghệ đã chuẩn bị hoặc tinh bột nghệ với dầu dừa để tạo ra một hỗn hợp sền sệt.
- Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bệnh.
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, lưu lại trên da 30 phút, sau đó rửa sạch.
Những lưu ý khi chữa bệnh vảy nến bằng dầu dừa
Hiện nay, bệnh vảy nến chưa có phương pháp điều trị triệt để, các cách thức trên thường chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng, hơn nữa cũng cần nhiều thời gian chữa trị mới đem lại hiệu quả. Trong quá trình chữa bệnh, bạn cũng nên lưu ý thêm một vài điểm sau:
- Bạn nên thử nghiệm 1 phần dầu dừa nhỏ lên da, nếu không có dấu hiệu kích ứng thì điều trị tiếp vì một số người bệnh bị nhạy cảm/mẫn cảm với các thành phần của dầu dừa.
- Để quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn, bạn nên bổ sung thêm các loại vitamin A, vitamin C, vitamin D.
- Không nên dùng các loại xà phòng hay sữa tắm có nhiều hoá chất, dễ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Kiêng tuyệt đối bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Chăm chỉ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế mồ hôi hay mùi cơ thể.
- Cố gắng không gãi nhiều lên các vết vảy nến để hạn chế sự lây lan sang các vùng da khác.
Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn những cách chữa vảy nến bằng dầu dừa phổ biến và được nhiều người áp dụng. Hy vọng những thông tin này đã giúp ích cho những bạn đọc quan tâm. Chúc mọi người luôn vui vẻ, sống khỏe mạnh và vượt qua mọi bệnh tật!