Chữa tổ đỉa bằng rau răm là phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điều chế bài thuốc từ rau răm và áp dụng vào đúng mức độ bệnh. Do đó, tốt nhất người bệnh nên tham khảo kỹ bài viết sau để nắm vững tất cả những thông tin về phương pháp này.
Chữa tổ đỉa bằng rau răm
Chữa tổ đỉa bằng rau răm là một trong số các bài thuốc dân gian đã được truyền qua nhiều thế hệ. Theo Đông Y, rau răm có vị cay, tính ấm và mùi thơm rất đặc trưng. Ngoài ra, theo nghiên cứu khoa học hiện đại, rau răm chứa các hợp chất decanal, dodecanal, decanol, sesquiterpene, humulene, caryophyllene,…
Nhờ các thành phần trên, rau răm có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa. Cụ thể, sử dụng rau răm sẽ có những lợi ích như sau:
- Sát khuẩn và làm sạch nhẹ nhàng trên da.
- Kháng viêm và tiêu viêm hiệu quả.
- Làm dịu các vết sưng đỏ.
- Giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
- Ngăn cản tình trạng tăng số lượng và phát triển kích cỡ của các hạt mụn nước.
Việc chữa tổ đỉa bằng rau răm mang lại độ an toàn tuyệt đối. Mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, người già và phụ nữ đang mang thai đều có thể sử dụng phương pháp này. Thêm vào đó, các bài thuốc từ rau răm rất dễ dùng tại nhà và giúp người bệnh tiết kiệm khá nhiều chi phí.
Cho đến nay, rất nhiều người đã sử dụng rau răm để hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện đúng quy trình để rau răm có thể phát huy hết tác dụng. Dưới đây là các thông tin chi tiết về cách chữa tổ đỉa bằng rau răm:
Kết hợp rau răm và sài đất
Việc kết hợp rau răm và sài đất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa da hiệu quả. Cách thực hiện bài thuốc này cụ thể như sau:
- Dùng 1 nắm rau răm và 1 nắm sài đất ngâm nước muối trong 30 phút, sau đó rửa sạch và để ráo.
- Cho sài đất đã được rửa sạch và 350 ml nước vào nồi, đun sôi trong 10 phút.
- Sau khi sài đất đã sôi đủ thời gian, người bệnh chắt nước ra một cái chậu và để nguội.
- Cho toàn bộ rau răm đã được rửa sạch vào cối, sau đó giã thật nát.
- Đắp rau răm đã nát lên vùng da bị tổ đỉa trong 30 phút.
- Sau khi đắp rau răm đủ thời gian, dùng nước sài đất để rửa lại da.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để các triệu chứng tổ đỉa nhanh chóng biến mất.
Đắp rau răm
- Chuẩn bị 250 gam rau răm, loại bỏ các lá bị hư sau đó rửa thật sạch với nước muối.
- Cho rau răm vào cối và giã thật nhuyễn.
- Rửa sạch vùng da bị thương bằng nước lọc sau đó dùng khăn lau khô.
- Đắp phần rau răm đã được giã nhuyễn lên vùng da bị tổ đỉa.
- Giữ nguyên trạng thái trên trong 30 phút, sau đó rửa sạch với nước.
- Kiên trì thực hiện cách chữa tổ đỉa bằng rau răm này liên tục 1 lần 1 ngày để giúp giảm nhanh các triệu chứng.
Kết hợp rau răm và lá trầu không
- Lấy 1 nắm rau răm và 1 nắm lá trầu không ngâm nước muối trong 15 phút, sau đó rửa thật sạch và để ráo nước.
- Dùng tay trần vò sơ hỗn hợp 2 loại thảo dược trên.
- Dùng 1 cái nồi lớn để đun sôi 2 lít nước tinh khiết.
- Sau khi nước vừa sôi, cho hỗn hợp thảo dược đã được vò nát vào nồi.
- Đợi cho nồi nước nguội, sau đó chắt lấy nước để rửa và ngâm vùng da bị tổ đỉa.
- Thực hiện đều đặn 2 lần 1 ngày để bài thuốc phát huy hết tác dụng.
Lưu ý khi dùng lá rau răm chữa tổ đỉa
Thời điểm sử dụng
Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng bài thuốc từ rau răm là sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ. Lúc này, cơ thể đã được vệ sinh sạch sẽ và ít tiếp xúc với bụi bẩn trong môi trường. Vì vậy, các tế bào da đang bị tổn thương sẽ có điều kiện để hồi phục tốt nhất.
Kiên trì sử dụng
Phần lớn các bài thuốc dân gian mang lại tác dụng khá chậm. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện đều đặn từ 1 tuần trở lên để bài thuốc phát huy hết tác dụng của nó.
Mức độ bệnh
Việc chữa tổ đỉa bằng rau răm chỉ thích hợp với những người mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ và trung bình. Trong giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể dùng rau răm mà không cần thêm loại thuốc nào khác. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn trung bình, người bệnh nên kết hợp dùng rau răm kết hợp với các loại thuốc tây y.
Không dùng khi người bệnh có triệu chứng nghiêm trọng
Phương pháp chữa tổ đỉa bằng rau răm không được áp dụng khi da đã xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như lở loét, viêm mủ, sốt, xuất hiện vết thương hở, chảy máu,….
Lúc này, tinh chất trong rau răm sẽ gây xót và vô cùng đau rát trên da. Thay vào đó, người bệnh nên dùng các loại thuốc đặc trị bệnh tổ đỉa để có thể giải quyết tình trạng viêm nhiễm. Để biết đâu là thuốc đặc trị tổ đỉa, người bệnh có thể tham khảo bài viết: Thuốc trị tổ đỉa.
Chọn rau răm tươi, sạch
Để loại thảo dược này phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên chọn những cây rau răm tươi, không quá non và không bị sâu bệnh. Ngoài ra, việc ngâm nước muối trước khi sử dụng vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp các vi sinh có hại, trứng côn trùng bám trên rau răm được loại bỏ sạch sẽ.
Tránh sử dụng cho những người bị dị ứng rau răm
Một số người khá nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng khi đắp rau răm, đặc biệt là những trẻ nhỏ có làn da vô cùng mỏng manh. Vì vậy, để rau răm vẫn phát huy tác dụng mà không gây kích ứng, người bệnh nên cho một ít nước lọc vào rau răm và trộn thật đều trước khi đắp lên da.
Đi khám nếu các triệu chứng không được cải thiện
Việc chữa tổ đỉa bằng rau răm chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, không thể thay thế các loại thuốc đặc trị. Ngoài ra, hiệu quả của các bài thuốc phát huy trên mỗi người không giống nhau. Vì vậy, nếu sử dụng qua 1 tuần nhưng triệu chứng không hề chuyển biến, bệnh nhân cần đến các bệnh viện uy tín để được kiểm tra cụ thể hơn.
Tóm lại, để chữa tổ đỉa bằng rau răm có rất nhiều cách áp dụng khác nhau. Vì vậy, người bệnh nên xem xét kỹ tình trạng bệnh để chọn được bài thuốc phù hợp nhất cho bản thân. Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện đúng các lưu ý khi sử dụng rau răm để bài thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
Theo: EHIB