Bạn đã bao giờ nghe về các cách chữa mề đay bằng lá hẹ hay chưa? Loại thảo dược này không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm mà nó còn sở hữu rất nhiều dược tính tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang tò mò muốn biết thì đừng bỏ qua bài viết hôm nay nhé!
Chữa mề đay bằng lá hẹ có tốt không?
Cây hẹ vốn không phải loài cây xa lạ với người dân Việt Nam, khi nó góp mặt trong rất nhiều món ăn. Thế nhưng, lại có rất ít người biết rằng lá hẹ có khả năng điều trị các vấn đề ngoài da, ví dụ như mẩn ngứa nổi mề đay.
Các lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe nói chung và làn da nói riêng có thể kể đến của lá hẹ gồm có:
- Giải độc cho cơ thể: Các chất diệp lục và vitamin K có trong lá hẹ giúp thanh lọc đường huyết trong khi các khoáng chất khác như sắt, phốt pho, kẽm,..lại có khả năng trung hòa độc tố trong cơ thể. Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng đặc tính kháng khuẩn ở lá hẹ hỗ trợ tích cực cho quá trình đào thải độc tố.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Trong lá hẹ có chứa một loạt các hoạt chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch: Phytochemical, selenium, lưu huỳnh,.. Không những vậy, lá hẹ còn giúp cơ thể tăng cường sản xuất tế bào miễn dịch.
- Đặc tính kháng khuẩn: Lá hẹ có đặc tính kháng khuẩn, virus, nấm và các vi sinh vật khác. Bên cạnh đó, trong lá hẹ rất giàu vitamin C giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại và tiêu trừ nhiễm trùng nấm men.
- Tăng cường sức khỏe làn da: Lá hẹ chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C giúp tăng cường sức khỏe làn da và ngăn ngừa các yếu tố gây hại tấn công nó. Không chỉ vậy, lá hẹ còn có khả năng làm sáng da, căng mịn và giảm nếp nhăn
Cách chữa mề đay bằng lá hẹ đơn giản
Với một loạt các tác dụng kể trên, không nghi ngờ gì khi lá hẹ có mặt trong top các thảo dược trị bệnh nổi mề đay hiệu quả nhất. Bài viết xin chia sẻ một số các bài thuốc dùng hẹ dưới đây:
Cháo nếp lá hẹ
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Lá hẹ tươi, hoa hẹ: 50g.
- Gạo nếp cái hoa vàng: 50g
- Một nhúm muối và nước lọc.
Cách chế biến món cháo hẹ trị nổi mề đay gồm các bước:
- Gạo nếp đem vo sạch, đổ vào nồi, thêm nước rồi ninh cho nhừ nhuyễn.
- Lá hẹ xắt nhuyễn, sau đó thêm vào cháo, đảo một vài phút cho hẹ chín.
- Múc cháo hẹ ra bát, cho muối và thưởng thức khi còn nóng.
Đắp thuốc lá hẹ tươi
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
- Lá hẹ tươi: Số lượng tùy vào vùng da bị nổi mề đay.
- Mật ong nguyên chất.
- Bông băng, gạc y tế.
Cách bước chữa mề đay bằng lá hẹ tươi như sau:
- Lá hẹ tươi rửa sạch, đem xay nhuyễn.
- Thêm vào lá hẹ xay một thìa cà phê mật ong nguyên chất, trộn đều.
- Đắp thuốc lên vùng da bị mẩn ngứa, cố định lại bằng băng gạc y tế. Lưu thuốc trên da cho đến khi lá hẹ khô hẳn.
- Tháo băng, loại bỏ thuốc đắp và rửa lại da với nước sạch.
Nước ép lá hẹ tươi
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
- Lá hẹ tươi dùng một nắm nhỏ.
- Táo đỏ dùng hai quả.
- Một thìa cà phê mật ong.
Cách chế biến nước ép hẹ tươi chữa mề đay gồm các bước sau:
- Táo gọt sạch vỏ, loại bỏ hạt cho vào máy xay sinh tố nghiền nhuyễn.
- Thêm vào lá hẹ đã rửa sạch, cắt khúc rồi tiếp tục xay nhuyễn.
- Dùng rây lọc chắt lấy nước cốt. Phần bã có thể làm thuốc đắp lên vùng da bị mẩn ngứa, còn phần nước ép thêm mật ong và thưởng thức.
Bên cạnh cách chữa mề đay bằng lá hẹ, nhiều người còn sử dụng thêm cả lá kinh giới. Bạn thắc mắc liệu hiệu quả của phương pháp thảo dược này là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết lá kinh giới chữa mề đay để tìm ra câu trả lời nhé?
Thuốc bôi tại chỗ với lá hẹ và dầu dừa
Bạn cần có các nguyên liệu:
- Lá hẹ tươi: Một nắm nhỏ.
- Dầu dừa: Dùng hai thìa cà phê.
Các bước thực hiện gồm có:
- Lá hẹ sau khi rửa sạch đem xay nhuyễn.
- Thêm vào hai thìa cà phê dầu dừa, trộn đều.
- Bạn đắp thuốc lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa, lưu trên da trong vòng 5 đến 10 phút. Sau đó, bạn dùng nước ấm rửa sạch lại là được.
Nước sắc từ lá hẹ
Bạn cần có:
- Lá hẹ tươi dùng một bó lớn.
- Nước sạch dùng 2 lít.
Cách thực hiện như sau:
- Lá hẹ rửa sạch, bỏ vào nồi, thêm nước vào đun sôi kỹ.
- Pha loãng nước sắc lá hẹ tươi với nước tắm rồi dùng dung dịch này để vệ sinh các vùng da bị nổi mề đay hàng ngày.
- Bạn có thể thêm vào một chút muối biển để loại bỏ da chết và sát trùng cho vùng da mẩn ngứa.
Bổ sung lá hẹ vào bữa ăn hàng ngày
Một trong những cách chữa mề đay bằng lá hẹ đơn giản và ít tốn công chuẩn bị nhất là bổ sung nó vào thực đơn hàng ngày của bạn. Bạn có thể chế biến lá hẹ thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như: Lá hẹ xào gan lợn, lá hẹ xào trứng, gà ta hấp lá hẹ,….
Dù dùng lá hẹ chữa bệnh mang lại rất nhiều hiệu quả cho sức khỏe, tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Phương pháp dùng lá hẹ không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Bạn cần có sự đồng y của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Cách chữa mề đay bằng lá hẹ phụ thuộc chủ yếu vào cơ địa và mức độ của bệnh. Vì vậy, sau năm ngày bạn không thấy hiệu quả thì nên ngừng sử dụng và đi thăm khám tại bệnh viện da liễu.
- Lá hẹ có thể gây kích ứng với một số người. Bạn cần thận trọng khi sử dụng hẹ trong cả hai vai trò thực phẩm và thuốc đắp.
- Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa bệnh nào khác, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi chữa mề đay bằng lá hẹ để tránh nguy cơ tương tác thuốc xảy ra.
- Hẹ có thể gây tức bụng, đầy hơi. Vì vậy, nếu bạn cần sử dụng lá hẹ với liều lượng phù hợp, không nên quá lạm dụng nó.
- Bên cạnh việc dùng lá hẹ, bạn nên chú ý thêm về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, uống đầy đủ nước và tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
Bài viết trên hy vọng đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin, kiến thức thú vị xoay quanh chủ đề chữa mề đay bằng lá hẹ. Dù bệnh không thuộc dạng nguy hiểm, nhưng ngay khi có triệu chứng đầu tiên, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế và dùng thuốc theo sự tư vấn của chuyên gia
Theo: EHIB