Chữa chàm bằng lá trầu không không phải là phương pháp xa lạ, bài thuốc này đã được cha ông ta áp dụng từ xa xưa. Đặc biệt, vì khá lành tính nên cách chữa này cũng được nhiều cha mẹ lựa chọn sử dụng khi con bị chàm sữa và đem lại kết quả tích cực. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về cách chữa chàm này trong bài viết dưới đây!
Chữa chàm bằng lá trầu không
Bạn có thể sử dụng rất nhiều cách để trị chàm bằng lá trầu không. Hãy cùng tham khảo những biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp sau đây:
Dùng nước cốt trầu không thoa lên da
Đối với phương pháp chữa chàm bằng lá trầu không này bạn nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hãy thực hiện theo những bước sau:
- Chọn một nắm lá trầu không tươi, đem đi rửa sạch, vẩy nhẹ cho ráo nước.
- Đem lá trầu không đi xay nát hoặc giã nhuyễn cùng với một ít muối hạt to. Muối mang tính sát khuẩn cao sẽ tăng hiệu quả điều trị chàm.
- Dùng một tấm vải sạch cho phần lá nhuyễn và vắt lấy nước cốt.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm và lau khô bằng khăn bông.
- Sau đó, bạn dùng tay sạch, một miếng vải sạch hoặc một ít bông kháng khuẩn thấm hỗn hợp nước cốt đã chuẩn bị rồi thoa đều lên những vùng da chàm.
- Bạn để nguyên như vậy cho tới sáng hôm sau thức dậy.
- Cuối cùng vệ sinh lại vùng chàm sạch sẽ là được.
- Bạn nên thực hiện biện pháp này khoảng 3 – 5 tối liên tục sẽ thấy những chuyển biến tích cực.

Sử dụng tinh dầu lá trầu không chữa chàm
Cách thức làm tinh dầu lá trầu không rất đơn giản. Bạn cần chuẩn bị khoảng 300gr lá trầu không cùng một ít muối hạt và thực hiện theo những bước sau:
- Lá trầu không đem đi rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất. Lưu ý, bạn cần chọn những lá non, không bị sâu ăn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khi dùng tránh làm ảnh hưởng xấu tới những vết chàm.
- Sau khi rửa sạch và để ráo nước, bạn vò nát phần lá trầu không sao cho phần tinh dầu tiết ra nhiều nhất.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da chàm rồi lau khô.
- Dùng tay đã vệ sinh sạch hoặc một ít bông nhỏ, thấm đều tinh dầu rồi bắt đầu xoa lên những vết chàm.
- Massage nhẹ nhàng trong vòng 20 phút rồi giữ yên lớp tinh dầu trên da trong 10 phút nữa, điều này giúp các tinh chất được thấm sâu vào bên trong.
- Cuối cùng, bạn rửa lại bằng nước ấm và thấm khô thêm lần nữa.
- Người bệnh nên thực hiện cách chữa chàm bằng lá trầu không này liên tục mỗi ngày một lần cho tới khi những dấu hiệu được cải thiện tốt hơn.

Tắm lá trầu không trị chàm
Trường hợp bạn bị chàm nhiều vùng trên cơ thể, việc dùng tinh dầu hay nước cốt trầu không đạt hiệu quả không cao. Vậy bạn hãy pha chế nước lá trầu không dùng để tắm. Cách chữa chàm bằng lá trầu không này giúp vệ sinh, sát khuẩn cơ thể rất tốt mà lại không tốn quá nhiều thời gian. Cách thực hiện:
- Dùng khoảng 4 lá trầu không tươi, lành lặn, không bị sâu cắn đem đi làm sạch, ngâm nước muối.
- Đem lá đi nấu cùng nước sôi trong vòng 20 phút.
- Sau đó, bạn mang đi pha nước tắm vừa đủ ấm rồi đi tắm.
- Trong khi tắm, bạn hãy lấy các mảnh lá trầu khâu chà sát nhẹ nhàng lên các vùng chàm để gia tăng tính hiệu quả. Không nên chà lực mạnh kẻo làm tổn thương vùng chàm, đặc biệt là những đốm mụn li ti.
- Bạn không nên pha nước tắm quá đặc dễ gây bỏng da hay sưng đỏ. Ngoài ra, nước tắm cũng không cần cho muối.
- Áp dụng cách này liên tục cho tới khi các vết chàm lành hẳn, khi khỏi hẳn chàm, bạn có thể thỉnh thoảng pha nước tắm lá trầu không để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Ngoài cách áp dụng các biện pháp dân gian như sử dụng lá trầu không chữa chàm, người bệnh hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để xem có kết hợp được Đông y và Tây y giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn không. Các loại thuốc bôi trị chàm là dược phẩm không thể thiếu trong quá trình chữa bệnh. Hãy tìm hiểu xem có loại nào phù hợp với mình không nhé!
Lá trầu không chữa bệnh chàm có hiệu quả?
Lá trầu không là thảo dược dân gian rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là vùng trung du Bắc Bộ. Lá trầu không có rất nhiều công dụng như điều trị bệnh trĩ, mụn nhọt hay những bệnh khác liên quan tới da (viêm da cơ địa, mẩn ngứa, mề đay, chàm sữa….).
Sở dĩ người ta chữa bệnh chàm bằng thuốc nam sử dụng lá trầu không được vì theo y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, mùi thơm và vị cay, đem lại tác dùng kháng viêm, sát khuẩn rất tốt. Đặc biệt, đây là sản phẩm thiên nhiên khá lành tính và ít có tác dụng phụ.
Nhiều chuyên gia y khoa đã khẳng định các loại vitamin và hoạt chất phenol có trong lá trầu không cũng đồng thời giúp phục hồi làn da bị tổn thương sau khi bị chàm, góp phần phát triển những tế bào da mới.
Có thể khẳng định bài thuốc lá trầu không chữa chàm là một phương pháp hiệu quả, tiết kiệm và được nhiều người áp dụng. Tuy vậy, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng loại lá này chữa chàm:
- Hãy chọn những lá tươi, không bị sâu, có nguồn gốc rõ ràng, không phun thuốc trừ sâu để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng.
- Các vùng chàm luôn được vệ sinh cẩn thận để khi sử dụng lá trầu không sẽ đem đến hiệu quả cao nhất.
- Trong trường hợp bạn muốn bôi một loại kem nào khác trị chàm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Giữ cho phòng ngủ, phòng tắm, môi trường sống sạch sẽ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như làm tình trạng bệnh chàm trở nên xấu đi.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều hoa quả, rau xanh; uống nhiều nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày) để giữ ẩm cho cơ thể.
- Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá hay đồ uống có gas, đồ ăn ngọt.
- Tăng cường vận động, tập luyện để nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng cho cơ thể.
- Khi sử dụng lá trầu không trị chàm mà gặp những dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng mẩn ngứa ngày càng tệ hơn thì bạn cần ngưng sử dụng và đi khám sớm nhất có thể.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về cách chữa chàm bằng lá trầu không, hy vọng đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Mong rằng phương pháp này sẽ hiệu quả cho nhiều người bệnh. Chúc các bạn thành công!
Theo: EHIB