Chữa chàm bằng cây chó đẻ là một trong những phương pháp dân gian được ông bà ta áp dụng đem lại kết quả bất ngờ. Cây chó đẻ mọc rất nhiều ở những cánh đồng vùng nông thôn và miền núi, có công dụng chữa mụn nhọt, bệnh gan và đặc biệt có khả năng chữa chàm một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay chưa nhiều người biết đến công dụng cũng như cách sử dụng để chữa bệnh của nó. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cụ thể thông qua bài viết này.
Chữa chàm bằng cây chó đẻ có hiệu quả không?
Bệnh chàm là một tình trạng bệnh ngoài da khiến da bị viêm và ngứa thành từng mảng. Bệnh chàm phát triển thành từng đợt, khó chữa dứt điểm hoàn toàn. Bệnh này thường xảy ra ở mặt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Hiện nay, bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Đối với bệnh chàm, việc chăm sóc da sạch sẽ, đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc chữa trị nó. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc tây cũng thực sự chưa hiệu quả do bệnh tái đi tái lại nhiều lần rất dễ gây nhờn thuốc, có tác dụng phụ với trẻ nhỏ. Việc sử dụng các loại thuốc nam được lựa chọn nhiều hơn để chữa bệnh này.
Theo kinh nghiệm dân gian của ông bà ta để lại thì từ xa xưa đã chữa chàm bằng cây chó đẻ. Cây chó đẻ hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa hay diệp hạ châu. Cây chó đẻ có vị ngọt, tính mát, sát trùng, kháng viêm, diệt khuẩn, chống ngứa.
Cây chó đẻ là loài thực vật sống ở nơi mưa nhiều, nóng ẩm, chúng ưa khí hậu nhiệt đới. Chính vì vậy mà cây chó đẻ có rất nhiều ở miền Nam. Chúng phát triển mạnh nhất vào mùa mưa khoảng tháng 5 đến tháng 9. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dựa vào các đặc điểm khác nhau của loài cây này, người ta chia ra thành 3 loại như sau:
- Cây chó đẻ thân xanh (diệp hạ châu đắng): Thân cây ngắn, ít phân nhánh, nếu có thì nhánh rất ngắn. Cây có lá màu xanh nhạt, thường ngắn và mỏng hơn. Cây có vị đắng. Đây là loại cây có dược tính mạnh nhất, thường được sử dụng nhiều để làm thuốc vì có công dụng cao.
- Cây chó đẻ răng cưa xanh đậm (diệp hạ châu xanh đậm): Thân cây to, các nhánh mọc không liền kề, rời rạc. Cây có chóp nhọn và có thân cây màu xanh đậm. Loại này không dùng để làm thuốc mặc dù nó cũng có chất diệt khuẩn.
- Cây chó đẻ răng cưa thân đỏ (diệp hạ châu ngọt): Gốc cây có màu đỏ đậm, thân cây có màu hanh đỏ. Lá cây dày. Cây có vị ngọt. Cây cũng có dược tính tuy nhiên không cao chính vì vậy cũng không được sử dụng làm thuốc.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây chó đẻ có dược tính giảm ngứa, tiêu viêm, chống oxy hóa nên có tác dụng chữa các bệnh về da rất hiệu quả. Trong cây chó đẻ có các hoạt chất dược liệu như flavonoid, tanin, alkaloid, phyllanthin…
Cách chữa chàm bằng cây chó đẻ
Để chữa chàm bằng cây chó đẻ một cách hiệu quả người bệnh cần thực hiện tuân thủ theo hướng dẫn sau:
- Sử dụng đúng cây thuốc là cây chó đẻ thân xanh (diệp hạ châu đắng).
- Tìm mua ở các hiệu thuốc đông y hoặc các cơ sở bán dược liệu. Người bệnh cũng có thể tự tìm kiếm cây chó đẻ thân xanh ở bờ ruộng, ven đường, bãi đất hoang do chúng rất dễ mọc.
- Trước khi sử dụng cây chó đẻ phải vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước sạch, lau khô bằng khăn ấm.
- Cây chó đẻ rửa sạch nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn, ngâm nước muối để loại vi khuẩn.
- Vệ sinh sạch tay và cối, rồi vò nát, giã nhuyễn sau đó chà nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm. Vỗ nhẹ để nước lá được ngấm sâu vào da và có khả năng phát huy tác dụng tốt nhất.
- Tiếp đến, người bệnh rửa sạch lại vùng da vừa dùng thuốc bằng nước ấm sạch, lau khô bằng khăn mềm.
- Một ngày làm hai lần sáng và chiều. Thực hiện đều đặn trong vòng một đến hai tuần sẽ có tác dụng rõ rệt.
Độc tính của cây chó đẻ và những lưu ý khi sử dụng để chữa chàm
Cây chó đẻ là một loại dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên, có khả năng chữa bệnh chàm hiệu quả. Tuy nhiên, cây chó đẻ cũng chứa nhiều độc tố như sau:
- Cây chó đẻ có tính hàn, vị ngọt, mát nên những người huyết áp thấp không nên sử dụng loại cây này.
- Cây chó đẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai, có khả năng gây vô sinh, hiếm muộn. Thậm chí nó còn có khả năng gây sảy thai vì trong cây chó đẻ có chất gây co bóp tử cung.
- Cây chó đẻ còn được sử dụng để điều trị các bệnh về gan. Nếu người bình thường không có bệnh về gan mà sử dụng quá nhiều sẽ có tác dụng ngược lại, làm cho gan xơ cứng, suy giảm chức năng, gây hại cho cơ thể.
- Nếu sử dụng nhiều sẽ gây mất nước, nôn trớ, hạ huyết áp do cây có tính hàn, có khả năng làm giảm hồng cầu, gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
Những lưu ý khi chữa chàm bằng cây chó đẻ bệnh chàm cần biết để tránh gây nguy hiểm cho người bệnh:
- Những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng do sẽ dễ gây chóng mặt, buồn nôn…
- Phụ nữ có thai tuyệt đối không sử dụng cây chó đẻ nếu không sẽ gây sảy thai, dị tật thai nhi.
- Khi dùng cây chó đẻ để chữa bệnh chàm chỉ sử dụng ở ngoài da. Người bệnh chỉ sử dụng trực tiếp lên vùng da tránh tác dụng phụ.
- Trước khi dùng thuốc thì cần làm sạch và lau khô vết chàm để thuốc phát huy được tác dụng cao nhất.
- Nếu chỉ chữa bệnh chàm thì không nên uống nước cây chó đẻ để tránh hại thận, gan.
- Trong quá trình sử dụng nếu có bất thường thì phải dừng ngay và đi khám bác sỹ để được chữa trị kịp thời.
Xem thêm: 5 Cách trị chàm theo dân gian từ những kinh nghiệm lâu năm
Cây chó đẻ là một loại thảo dược được sử dụng rất phổ biến để điều trị bệnh chàm. Để chữa chàm bằng cây chó đẻ đạt hiệu quả cao như mong muốn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tổn thương đến da, người bệnh cần sử dụng đúng cách như hướng dẫn của bài viết.