Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân sử dụng do nguyên liệu dễ tìm và độ an toàn cao. Đặc biệt, tùy vào mức độ triệu chứng, người bệnh có thể kết hợp lá trầu không với nhiều nguyên liệu khác. Để hiểu rõ cách thực hiện các bài thuốc này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau.
Trị nấm tổ đỉa bằng lá trầu không có hiệu quả?
Nấm tổ đỉa là bệnh lý ngoài da với các biểu hiện như nổi mụn nước dưới da, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này là do vệ sinh kém, thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nguồn nước ô nhiễm, lạm dụng thuốc tây,…
Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời. Đặc biệt, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, da sẽ bị tổn thương nặng dẫn đến bong tróc, viêm đỏ, sần sùi, thậm chí là bội nhiễm.
Theo Đông Y, dược liệu có tính ấm, vị cay như lá trầu không rất hữu hiệu trong việc chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa. Chính vì thế, từ lâu, cha ông ta đã chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu y học hiện đại tìm thấy được trong lá trầu không chứa nhiều Chavicol, Allylcatechol, Methyl Eugenol, vitamin, axit amin, kẽm, canxi,… Những hoạt chất này có tác dụng ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn, nấm, virus.
Từ hai góc nhìn trên, có thể kết luận rằng chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không rất hiệu quả. Hơn nữa, người bệnh có thể linh hoạt sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác tùy vào tình trạng bệnh.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Dùng lá trầu không để ngâm da
Đây là bài thuốc đơn giản nhất để kháng viêm, giảm nhanh những cơn ngứa vào ban đêm, hạn chế cọ xát gây nhiễm trùng. Người bệnh có thể tham khảo cách điều chế như sau:
- Rửa sạch lá trầu không rồi vò nát.
- Đun sôi lá trầu không với 2 lít nước trong vòng 5 phút.
- Đổ nước ra thau và cho thêm nước lạnh để nước ấm vừa phải.
- Sau đó dùng phần nước trên để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa trong vòng 20 phút.
Kết hợp lá trầu không và gừng
- Rửa sạch nắm lá trầu không và 1 củ gừng tươi.
- Cho hai nguyên liệu trên vào cối giã nát.
- Hòa thêm 100ml lọc vào hỗn hợp trên rồi ép lấy phần nước.
- Thoa nước ép trên lên chân, tay, vùng da bị tổ đỉa.
- Giữ nguyên trạng thái trên trong vòng 10 phút để các tinh chất thấm sâu vào da.
- Cuối cùng rửa sạch với nước rồi lau khô bằng khăn bông.
Kết hợp lá trầu không và phèn chua
- Rửa sạch lá trầu không rồi vò nát.
- Đun sôi là trầu không và phen chua trong 1 lít nước.
- Sau đó, chắt lấy nước để bớt nóng rồi rửa lên vùng da bị tổ đỉa.
- Cuối cùng, người bệnh dùng khăn bông mềm lau khô phần da tổ đỉa.
- Kiên trì thực hiện cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không này từ 2-3 lần/tuần để giảm nhanh các cơn ngứa và kháng viêm hiệu quả.
Kết hợp lá trầu không và tỏi
- Rửa sạch lá trầu không và 3 tép tỏi tươi.
- Đập dập tỏi và vò nát lá trầu không rồi đem đun sôi với 2 lít nước.
- Đổ nước ra thau và hòa thêm ít nước lạnh để nguội dần.
- Sau đó dùng để ngâm vùng chân, tay bị tổ đỉa.
Kết hợp lá trầu không, mỏ trắng và ích nhĩ
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm lá trầu không, mỏ trắng, ích nhĩ, mỗi loại 20 gram.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào đun sôi với 1 lít nước.
- Sau khi đã sôi, tắt bếp, chắt lấy nước, bỏ phần bã.
- Dùng phần nước trên để ngâm rửa tại vùng da bị tổn thương.
- Người bệnh nên duy trì áp dụng bài thuốc này 2-3 lần/tuần để giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa hiệu quả.
Kết hợp lá trầu không, muối biển
- Trước hết, người bệnh chuẩn bị một nắm lá trầu không, ít muối biển và phèn chua.
- Sau đó đem rửa lá trầu không rồi vò nát.
- Đem giã nát lá trầu không và muối biển.
- Thoa nhẹ hỗn hợp trên lên vùng da bị tổn thương rồi rửa sạch bằng nước.
- Người bệnh lưu ý không nên áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không này lên các vết thương hở, da có vết xước, lở loét, tránh tình trạng xót, nóng rát da.
Kết hợp lá trầu không và rau răm
- Ngâm lá trầu không và rau răm trong nước muối loãng để rửa sạch hết những chất bẩn, thuốc trừ sâu,…
- Đun sôi lá trầu không và rau răm trong vòng 15 phút.
- Chắt lấy nước để nguội, sau đó sử dụng để ngâm vùng da bị tổn thương.
- Dùng khăn bông mềm lau khô sau khi đã ngâm xong.
Bên cạnh lá trầu không, rau răm cũng được xem là dược liệu trị tổ đỉa rất hiệu quả. Để biết thêm các cách điều chế bài thuốc cụ thể từ rau răm, bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Chữa tổ đỉa bằng rau răm.
Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Tuy lá trầu không khá lành tính nhưng nếu áp dụng không đúng cách, người bệnh có thể bị kích ứng da và không phát huy hết tác dụng của nó. Vì thế, trong quá trình chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình thực hiện:
- Chọn nguyên liệu sạch, không sâu bệnh và ngâm bằng nước muối loãng trước khi sử dụng để đào thải hết những hóa chất và bụi bẩn.
- Hạn chế các bài thuốc đắp lên vùng da bị hở, có vết xước, lở loét.
- Các bài thuốc từ lá trầu không chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể điều trị dứt điểm các triệu chứng bệnh. Do đó, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào phương pháp này. Thay vào đó nên kết hợp với việc dùng thuốc tây, kem dưỡng ẩm.
- Không nên cọ xát, gãi ngứa vùng da bị tổ đỉa, có thể gây xước, nhiễm trùng và lây lan sang vùng da mới.
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, chất hóa học, nguồn nước ô nhiễm,… trong thời gian điều trị.
Trên đây là những thông tin về phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không. Hy vọng bài viết này đã giúp người bệnh đã biết cách kết hợp các nguyên liệu khác sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Ngoài ra, đừng quên lưu ý một số vấn đề khi điều trị để các bài thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
Theo: EHIB