Chữa bệnh chàm bằng lá ổi và lá bàng là 2 bài thuốc dân gian vô cùng quen thuộc được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết áp dụng đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất. Vậy hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này nhé!
Chữa bệnh chàm bằng lá ổi
Trong dân gian, từ lâu lá ổi vẫn được coi là loại dược liệu thiên nhiên trị các bệnh ngoài da rất hiệu quả, đặc biệt là bệnh chàm. Theo Đông y, lá ổi có vị chát, tính ấm và không độc. Trong điều trị bệnh chàm, nhiều tài liệu đã nhắc đến công dụng của vị thuốc này như sau:
- Lá ổi trị dị ứng hiệu quá vì nó làm ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus – Đây là những tác nhân chính gây nhiễm trùng cho da hoặc khiến người bệnh bị ngộ độc thực phẩm.
- Lá ổi chứa nhiều thành phần chống oxy hóa nên giúp làm lành vết thương nhanh hơn.
- Flavonoid là hoạt chất tiêu viêm, kháng viêm hiệu quả có trong lá ổi.
Phương pháp trị chàm bằng lá ổi
Bài thuốc này được thực hiện rất đơn giản với những nguyên liệu dễ kiếm:
- Bạn hãy chuẩn bị 300g lá ổi tươi, nước sạch, một nồi to và bếp đun.
- Đầu tiên, bạn rửa sạch lá ổi rồi cho vào chiếc nồi đã chuẩn bị. Bạn bật bếp đun ít nhất trong vòng 20 phút để phần tinh dầu từ lá ổi tiết ra. Sau đó, bạn tắt bếp để nguội nước.
- Cách dùng: Bạn vệ sinh sạch vùng da bị chàm rồi ngâm trong hỗn hợp nước lá ổi vừa chuẩn bị. Dùng lá ổi massage nhẹ nhàng lên những vùng da đang bị tổn thương, lưu ý không chà mạnh dễ gây rách da, nhiễm trùng. Đối với những vùng da không ngâm nước được thì bạn dùng nước xả nhẹ lên rồi cũng lấy lá ổi chà vào vùng chàm. Kiên trì dùng 1 lần mỗi ngày trong 1 tuần để những vết thương nhanh lành.
- Phương pháp chữa bệnh chàm bằng lá ổi này nên được áp dụng vào buổi tối để tránh bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài.
Một số lưu ý khi dùng lá ổi chữa chàm
- Chọn những lá ổi tươi xanh, không sử dụng thuốc trừ sâu, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Chú ý không nên chọn những lá bị sâu hoặc sâu róm cắn để sử dụng, bởi rất có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu tới những vết chàm khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Nếu bạn đang dùng thuốc Tây để điều trị thì cần dùng hết liệu trình, không bỏ ngang thuốc, không bỏ liều kẻo ảnh hưởng tới tác dụng chữa bệnh.
- Các bài thuốc dân gian sẽ có hiệu quả từ từ nên bạn hãy kiên trì sử dụng. Trong trường hợp thấy tình trạng xấu đi, các vết mẩn ngứa nhiều hơn thì bạn cần dừng lại và đi thăm khám chuyên khoa sớm nhất có thể.
Ngoài bài thuốc chữa bệnh chàm bằng lá ổi, nhiều người bệnh cũng tin dùng và đạt được hiệu quả rất tốt khi sử dụng dầu dừa. Tham khảo thêm cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa ngay nhé!
Lá bàng trị chàm
Ngoài lá ổi, trong dân gian cũng lưu truyền bài thuốc chữa chàm bằng lá bàng đem lại hiệu quả cao. Lá bàng là loại lá đơn, hình dáng bầu dục. Lá bàng rất đa sắc: Lá non màu xanh nhạt, mùa hè chuyển xanh đậm và sang thu chuyển màu vàng. Một lá bàng lớn có diện tích từ 20 – 25cm và rộng 10 – 15cm.
Theo Đông y, lá bàng có tính mát nên giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Lá bàng có nhiều công dụng trong điều trị cảm sốt, trĩ, mụn nhọt hay những vấn đề khác về da, trong đó có bệnh chàm.
Bên cạnh đó, hoạt chất Tanin có nhiều trong lá bàng là thành phần quan trọng để chữa trị nhiều bệnh ngoài da do tính chống viêm, sát khuẩn cao, làm lành những vết sưng, hạn chế cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng như ngăn ngừa tốc độ lan của những vết chàm.
Ngoài ra, trong lá bàng còn có rất nhiều hoạt chất khác tốt cho quá trình chống lão hoá, bảo vệ da, làm chậm sự phát triển của những tế bào ung thư, có thể kể đến như: Flavonoid, Phytosterol, Saponin,…
Hướng dẫn sử dụng lá bàng trị chàm
Một số cách chữa chàm bằng lá bàng sẽ được giới thiệu dưới đây:
- Dùng nước lá bàng bôi lên vết chàm: Bạn rửa sạch lá bàng non rồi ngâm trong nước muối loãng tầm 15 phút để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, bạn giã nhuyễn phần lá bàng đã chuẩn bị, chiết lấy phần dịch và bỏ bã. Bạn dùng một ít bông sạch thấm phần dịch và xoa đều lên vùng da bị chàm, giữ nguyên từ 1-2h rồi dùng nước sạch rửa lại. Nếu phần dịch còn thừa có thể giữ lại trong tủ lạnh lâu nhất khoảng 3 ngày.
- Dùng nước lá bàng để tắm: Cách làm tương tự như trên, tuy nhiên bạn sẽ dùng nước để tắm toàn thân vừa trị chàm cũng như làm sạch da hiệu quả.
- Nấu nước lá bàng xông: Rửa sạch lá bàng non rồi ngâm với nước muối loãng trong 15 phút. Bạn cho lá vào nồi đun cùng 2-3 lít nước sạch trong 30 phút để dịch tiết ra hoà quyện vào nước. Sau đó, đổ nước ra chậu rồi tiến hành xông những vùng da bị chàm trong khoảng 20 phút. Lưu ý: Trước khi xông cần làm sạch vùng da, sau khi xông thì lấy khăn sạch lau cẩn thận.
- Dùng lá bàng non đắp lên vùng bị chàm: Rửa sạch một ít lá bàng non, loại bỏ bùn đất để đảm bảo không có vi khuẩn thâm nhập vào khi đắp. Sau khi rửa sạch thì để khô tự nhiên rồi xay nhuyễn phần lá bàng. Bạn dùng phần bã đắp đều lên những vùng da bị chàm và giữ yên trong 20 phút. Khi bỏ phần bã ra dùng nước ấm rửa lại sạch là được. Bạn nên đắp mỗi ngày 2 lần để vết chàm nhanh khỏi.
Những lưu ý trong khi trị chàm bằng lá bàng
Bạn cần thực hiện những điều sau để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất:
- Chọn lá bàng tươi, không chọn lá già, lá bị sâu.
- Không dùng lực mạnh để chà xát lá bàng lên những vết thương kẻo sẽ để lại tác động xấu, làm vết chàm loang và rát nhiều hơn.
- Trị chàm bằng lá bàng là phương pháp tự nhiên nên cần kiên trì thực hiện mới có hiệu quả.
- Trong trường hợp sử dụng lá bàng không đỡ, bị mẩn đỏ, ngứa ngáy và khó chịu, bạn nên ngưng dùng ngay và đi gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra sớm nhất có thể.
Chữa bệnh chàm bằng lá ổi hay lá bàng là những bài thuốc dân gian dễ kiếm, rẻ tiền và dễ thực hiện. Tuy vậy, khả năng khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào cơ địa hay tình trạng bệnh của mỗi người. Vì vậy, bạn cần có những hiểu biết chính xác và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Theo: EHIB