Dựa vào vị trí xuất hiện triệu chứng, bệnh chàm được chia thành nhiều loại. Trong đó, chàm ở tay và chàm ở chân là hai loại bệnh thường gặp nhất. Vậy nguyên nhân dẫn đến hai loại bệnh này là gì? Cách chữa trị như thế nào mang lại hiệu quả cao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Chàm ở tay
Nguyên nhân mắc bệnh chàm ở tay
Nguyên nhân gây bệnh chàm ở tay có thể do yếu tố bên ngoài tác động hoặc xuất phát từ vấn đề nội tiết bên trong cơ thể. Cụ thể:
- Tiếp xúc với hóa chất: Những loại hóa chất độc hại sẽ làm bào mòn và gây nhiễm độc khi tiếp xúc với các tế bào da. Do đó, những người thường xuyên dùng tay tiếp xúc với các chất này sẽ có khả năng mắc bệnh rất cao.
- Dị ứng thức ăn: Một số người có cơ địa bẩm sinh dễ bị dị ứng vài loại thức ăn hoặc đồ vật. Họ có thể bị dị ứng với lông thú, bụi phấn hoa, trái cây, hải sản,… Khi bị dị ứng, người bệnh thường xuất hiện các vết chàm ở tay tập trung nhiều ở bàn tay hoặc mu bàn tay.
- Rối loạn một số cơ quan: Khi một số cơ quan như gan, thận bị rối loạn, khả năng cơ thể mắc bệnh chàm là rất cao. Nguyên nhân là do các bộ phận này không thể đào thải hết độc tố, bã thừa qua hệ bài tiết. Do đó, những độc tố này sẽ bị đẩy lên trên da cánh tay hoặc bàn tay.
Triệu chứng của bệnh chàm ở tay
Khi vừa mắc bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện ở đầu ngón tay, nơi tiếp xúc gần với kẽ móng tay nhất. Sau đó, vùng tổn thương dần lan rộng đến lòng bàn tay, cánh tay,… Cụ thể, các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm ở tay như sau:
- Bị lột da ở đầu ngón tay.
- Sau khi bị lột một lớp da, tầng hạ bì ở bên dưới dần ửng đỏ.
- Đau rát và ngứa ngáy tại những vùng da bị lột.
- Da từ từ lột thêm nhiều lớp, xuất hiện các vết bong tróc tạo thành từng vảy.
- Toàn bộ vùng da bị tổn thương có cảm giác khô căng.
- Vùng da bị chàm quá khô dẫn tới nứt nẻ và chảy máu.
Cách chữa bệnh chàm tay
Để điều trị chàm ở tay, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc tây. Một số phương pháp chữa trị chàm đang được nhiều người sử dụng như sau:
- Cách chữa bằng Khoai Tây: Người bệnh lấy một quả khoai tây đã được luộc chín đem đi nghiền nát. Sau đó, đắp phần khoai tây nghiền lên da trong vòng 30 phút rồi rửa sạch.
- Cách chữa bằng Lá Ổi: Người bệnh lấy 200 gam lá ổi đun với 250ml nước. Sau đó để nước ổi nguội, ngâm tay trong vòng 30 phút rồi lau sạch bằng khăn mềm.
- Kem bôi ngoài da Histamine: Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm ngứa và đau rát tức thì. Người bệnh chỉ cần bôi một lớp kem mỏng lên da, sau đó để thuốc khô tự nhiên.
- Dùng thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thường được dùng là Tetracyclin và Erythromycin. Lưu ý rằng, việc dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng.
Đặc biệt, một trong những thể thường được nhắc đến là chàm sữa. Thể chàm này chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ và có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của bé. Các phụ huynh nên tham khảo bài viết về bệnh chàm sữa để biết cách xử lý khi bé mắc bệnh.
Chàm ở chân
Tương tự như chàm ở tay, bệnh chàm ở chân sẽ gây nên nhiều triệu chứng khó chịu. Các triệu chứng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và tinh thần của người bệnh.
Nguyên nhân mắc bệnh chàm ở chân
Khác với chàm ở tay, phần lớn nguyên nhân dẫn đến chàm ở chân là do các ảnh hưởng từ môi trường và thói quen sinh hoạt. Rất hiếm có trường hợp người bệnh bị chàm ở chân do nội tiết tố cơ thể. Khi hoạt động, các vết thương hở trên da chân bị một số loại vi nấm bám vào. Những vi nấm có thể gây nên bệnh chàm ở chân bao gồm Malassezia và Candida.
Các vi nấm này có thể được loại bỏ nếu bạn thường xuyên rửa chân tay sau khi tiếp xúc với môi trường chứa nhiều chất bẩn. Tuy nhiên, một số người thường có thói quen đi chân trần sau đó không rửa sạch với xà phòng. Điều này làm cho vi nấm có hại xâm nhập vào da và phát triển thành bệnh chàm.
Triệu chứng của bệnh chàm ở chân
- Nổi các hạt mụn nước dưới nhiều lớp da.
- Cảm thấy ngứa ngáy dữ dội tại vùng da đang bị tổn thương.
- Cảm giác nóng râm ran sau khi gãi.
- Sau khi gãy, vùng da quanh nốt mụn nước bị đau rát và khó chịu.
- Da bị lột thành từng lớp vảy trắng, dễ bị bong ra khi cọ xát mạnh.
- Khi mụn vỡ, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát như bị bỏng.
Cách chữa bệnh chàm ở chân
Khi bị chàm ở chân, người bệnh nên tránh tiếp xúc với các chất bẩn. Thêm vào đó, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là những cách chữa phổ biến nhất:
- Dùng thuốc tây: Thuốc tây là phương pháp giúp giảm nhanh các triệu chứng và mang lại hiệu quả tức thì. Một số loại thuốc tây thường được dùng trong điều trị như thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh như Erythromycin, Tetracyclin, thuốc kháng Histamin H1, thuốc chứa corticoid,…
- Cách chữa bằng Nha Đam: Bạn lấy phần thịt của lá nha đam xoa nhiều lớp lên vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Bôi kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp người bệnh dịu cơn đau rát ở chân, ngăn chặn tình trạng nứt nẻ và chảy máu. Bạn có thể dùng các loại kem dưỡng như Vaseline, LaRoche Posay,…
- Đeo tất: Việc giữ cho chân khô ráo sẽ giúp người bệnh mau chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, tất chân sẽ giúp bạn tránh bị các loại bụi bẩn xâm nhập vào vết thương.
Trên đây là các dữ liệu giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chàm ở tay và chàm ở chân. Hy vọng rằng, bài viết này đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Khi mắc bệnh, bạn chỉ cần áp dụng một trong số các cách điều trị trên, từ đó các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng biến mất.
Theo: EHIB