Bạn bị chàm môi khi nhận thấy những hiện tượng như da môi rát đỏ, môi chảy dịch, môi khô, bong tróc,…kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Thực sự đây là một bệnh đang ngày càng phổ biến, có yếu tố tái đi tái lại nên ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bị nhiễm.
Chàm môi là gì?
Chàm môi hay còn gọi là viêm môi do chàm là một bệnh da liễu mãn tính, với rất nhiều triệu chứng rõ rệt như xuất hiện mụn nước, chảy dịch, môi khô, bong tróc kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh này xảy ra do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
Giống như nhiều loại bệnh khác, chàm môi cũng xuất hiện với từng giai đoạn, từ nhẹ cho đến nặng. Ngoài ra, bệnh có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần nên bạn cần có phương pháp điều trị dứt điểm để tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.
Một số thể chàm môi phổ biến là:
- Viêm môi kích ứng: Đây là yếu tố khách quan khi môi tiếp xúc mội một số hoạt chất kích ứng từ mỹ phẩm, do sự thay đổi thời tiết hay ánh nắng…Do những tác động này làm cho da môi bị mất nước, chức năng đề kháng suy yếu và dẫn đến bệnh chàm môi.
- Viêm môi dị ứng: Da môi có dấu hiệu dị ứng với thuốc, son môi, kem đánh răng,…
- Viêm môi bong vảy: Đây là thể chàm môi rất nhiều người mắc phải, có xu hướng tái đi tái lại, vảy môi bong nhiều.
Ngoài chàm môi thì còn có nhiều thể chàm khác rất phổ biến. Ví dụ như chàm da đầu. Tìm hiểu thêm kiến thức về bệnh này sẽ giúp bạn có những hiểu biết đúng đắn và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Chàm môi có lây không?
Chàm môi là bệnh không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, vì là bệnh ngoài da nên nếu không được điều trị kịp thời, các vết chàm sẽ lan dùng tới những vùng da khác, như vậy sẽ càng khó chữa hơn và khả năng cao để lại sẹo cho người bệnh.
Từ khi bắt đầu có triệu chứng, bệnh chàm da sẽ phát triển theo 2 giai đoạn: Bắt đầu là giai đoạn bị khô môi cho tới nặng hơn là giai đoạn mụn nước xuất hiện trên môi và những vùng xung quanh. Tình trạng này cần phải cẩn thận vì khi mụn nước vỡ sẽ rất đau và sưng đỏ làm cho người bệnh ngứa ngáy nhiều hơn.
Chàm môi bôi thuốc gì?
Bài viết này sẽ giới thiệu một số loại thuốc bôi chàm môi phổ biến:
- Thuốc kháng sinh bôi chàm thường cần bác sĩ kê đơn khi gặp những vết chàm có kích thước lớn, trị lâu không đỡ hoặc vết chàm có nguy cơ bội nhiễm. Loại thuốc này giúp diệt khuẩn hiệu quả ngay tại vùng chàm, giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây lan.
- Thuốc bôi corticoid giúp giảm viêm, giảm sưng nhanh chóng. Đây cũng là thuốc được kê đơn, chỉ sử dụng trong trường hợp vết chàm đã có xu hướng lan rộng. Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài sẽ có tác dụng phụ khá lớn là ảnh hưởng tới sức khoẻ, có khả năng suy thận và làm suy yếu hệ thần kinh.
- Thuốc kháng histamin mang lại tác dụng giảm ngứa nhanh cho người bệnh. Loại thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và có thể gây buồn ngủ, hãy cẩn thận trước khi dùng.
Trị chàm môi bằng mật ong
Từ xa xưa, mật ong luôn được coi là loại dược liệu lành tính, được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả, trong đó có bệnh chàm môi. Mật ong chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Điều này sẽ giúp cho vết chàm se lại nhanh chóng và không lây lan sang những vùng khác.
Phương pháp thực hiện: Người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng môi bị chàm sau đó tiến hành bôi một lớp mật ong mỏng lên đó. Kiên trì bôi mỗi ngày từ 2-3 lần, nên thực hiện vào buổi tối để lớp mật ong sẽ thẩm thấu và giữ ấm cho môi hiệu quả hơn.
Chăm chỉ bôi mật ong trong vòng 1 tuần, nếu bạn không thấy tiến triển tốt hơn thì bạn nên dừng lại và tìm tới những cơ sở chuyên khoa da liễu để tìm kiếm phương pháp điều trị thích hợp hơn.
Chàm môi kiêng ăn gì?
Ngoài việc kiên trì bôi thuốc và tìm phương pháp điều trị đúng đắn, người bệnh cũng cần để ý tới chế độ ăn để tránh tình trạng vết chàm nặng hơn. Hãy cùng tham khảo những loại thực phẩm cần kiêng:
- Thịt gà: Da gà sẽ khiến cho vết chàm bị ngứa nhiều hơn, càng gãi lớp chàm càng tổn thương. Thậm chí, đây còn là loại thực phẩm dễ gây mưng mủ nên người bệnh cần kiêng cho tới khi lành hẳn.
- Hải sản tươi sống: Hầu như trong tất cả cả loại hải sản như tôm, cua, cá đều có thành phần kích ứng cho người bị chàm môi. Thế nên những ai đang có bệnh lý về da, trong đó có chàm môi cần kiêng đồ hải sản.
- Thịt bò: Mặc dù đây là loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng đối với người bệnh chàm thì lại không nên ăn. Khi bị chàm môi, vùng da môi nhạy cảm xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, dễ tổn thương. Ăn thịt bò rất dễ gây thâm môi nên cần phải kiêng.
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Các loại gia vị này làm những vết chàm bị xót nhiều hơn, khiến tình trạng bệnh trở nặng.
- Đồ nếp: Các món ăn chế biến từ đồ nếp như xôi, bánh khúc, bánh trôi,… người bệnh cũng nên kiêng vì nó có thể gây mưng mủ, sưng tấy, làm ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị.
- Đường: Gia vị này khiến người bệnh bị khô môi hơn, sau đó là tình trạng thâm môi xuất hiện. Vì thế, người bệnh chàm cần kiêng đường trong các bữa ăn hàng ngày của mình.
Hy vọng những thông tin bổ ích về bệnh chàm môi được tổng hợp trong bài viết sẽ giúp các bạn có những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh quen thuộc này. Tuy nhiên, tình trạng chàm của mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn hãy sớm đi khám chuyên khoa để có phác đồ điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không hay xảy ra. Chúc các bạn luôn luôn mạnh khoẻ!
Theo: EHIB