Chàm khô tróc vảy biểu hiện trên da với nhiều lớp biểu bì khô, lột da thành từng mảng lớn nhỏ khác nhau. Loại bệnh này không những gây nên các triệu chứng khó chịu mà còn khiến làn da người bệnh trở nên thiếu thẩm mỹ. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên tham khảo những thông tin bổ ích trong bài viết sau.
Chàm khô tróc vảy là gì?
Chàm khô tróc vảy là một loại bệnh có các triệu chứng với mức độ tổn thương nhẹ. Theo nghiên cứu, tế bào da được cấu tạo từ 3 lớp gồm biểu bì, hạ bì và lớp dưới da, trong đó bệnh chàm tróc vảy chỉ tấn công lớp biểu bì đầu tiên.
Triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, chúng có xu hướng phát sinh nhiều nhất tại các bộ phận như lòng bàn tay, gót chân, ngón tay và ngón chân. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình của loại bệnh này:
- Ban đầu, người bệnh chàm khô tróc vảy có dấu hiệu bị lột da tạo thành nhiều lớp vảy trắng. Loại bệnh này chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì đầu tiên, do đó da vẫn giữ màu sắc bình thường và không có dấu hiệu đỏ ửng.
- Sau 3-4 ngày, diện tích phần da bị lột dần lan rộng. Đồng thời vùng da bị tổn thương có cảm giác khô cứng và căng tức rất khó chịu.
- Lâu ngày, nếu không biết cách chăm sóc, các tổn thương sẽ bị nứt dẫn đến chảy máu hoặc nhiễm trùng da.
Tại sao bị chàm khô tróc vảy?
Ngoài ra, người bệnh nên tìm hiểu kỹ các nguyên nhân để hạn chế sự lan rộng của vết chàm và dự phòng tái phát. Có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh sau:
Nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể do sự ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Lạ nước: Trường hợp này xảy ra khi người bệnh chuyển đến nơi ở mới có môi trường khí hậu trái ngược hoàn toàn so với nơi ở ban đầu. Lúc này, nguồn nước thay đổi cũng có thể khiến cơ thể mất thời gian thích nghi và gây bệnh chàm khô tróc vảy.
- Tiếp xúc với hóa chất: Tính chất công việc đặc thù yêu cầu tiếp xúc với nhiều chất hóa học độc hại sẽ làm bạn dễ mắc loại bệnh này. Có thể kể đến một số nghề nghiệp như công nhân nhà xưởng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, dược mỹ phẩm,…
- Di truyền: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những người có bố mẹ mắc các bệnh về gan, thận sẽ có nguy cơ bị chàm khô tróc vảy cao hơn người bình thường.
- Da thiếu ẩm: Những người phải sống trong thời tiết lạnh, không khí hanh khô sẽ khiến làn da bị thiếu ẩm trầm trọng. Lâu ngày, lớp biểu bì trên da dần bị bong tróc và dẫn đến bệnh.
Phần lớn các nguyên nhân dẫn đến bệnh đều do tác động xấu từ môi trường hoặc do thói quen sinh hoạt kém vệ sinh. Theo các nhà khoa học cho biết, loại bệnh này không phát sinh do nguyên nhân dị ứng và không có tính lây lan từ người sang người. Điều này giúp người thân, bạn bè yên tâm hơn khi chăm sóc bệnh nhân.
Bệnh chàm khô tróc vảy phải làm sao?
Bệnh chàm khô tróc vảy kéo dài sẽ làm người bệnh ngứa ngáy khó chịu. Do đó, bệnh nhân thường có phản xạ gãi liên tục lên vùng da đang bị chàm. Điều này làm da mỏng hơn và dễ bị xước gây nên tình trạng chảy máu, nhiễm trùng. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà hãy tiến hành xử lý trước khi bệnh trở nặng.
Dùng thuốc Tây
Đặc điểm của các loại thuốc tây là có tác dụng nhanh chóng, giảm ngay các triệu chứng sau vài lần sử dụng. Hầu hết các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh được điều chế dưới dạng kem bôi ngoài da.
Thành phần của các loại thuốc này có tác dụng cấp ẩm cho da, giảm tình trạng căng tức, tránh việc bị nứt nẻ và chảy máu. Thêm vào đó, các vết chàm cũng được sát khuẩn nhẹ, giảm thiểu khả năng bị viêm và nhiễm trùng da.
Dưới đây là một số loại kem bôi hỗ trợ điều trị bệnh chàm khô gây tróc vảy:
- Philosoft 24 Cream: Mỗi ngày người bệnh chỉ cần bôi kem từ 4-5 lần, mỗi lần cách nhau từ 1-2 tiếng. Hiện nay, thuốc đang có giá bán là 200.000 VNĐ/tuýp 100 gam.
- Mul Rose: Kem Mulrose các tác dụng làm sạch và tạo một lớp màng bảo vệ trên da. Người bệnh nên rửa sạch vết thương trước khi bôi thuốc. Mỗi ngày bạn chỉ cần thoa kem từ 3-4 lần. Hiện nay, sản phẩm đang có giá bán là 200.000 VNĐ/tuýp 30 gam.
- Thuốc mỡ Corticoid: Thuốc rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa viêm tế bào do chàm, giữ ẩm và giảm kích ứng da. Tuy nhiên, người bệnh chàm khô tróc vảy lưu ý thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ nếu dùng quá 20 ngày.
Lưu ý: Để đảm bảo sử dụng đúng loại thuốc, người bệnh nên thăm khám và nghe tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên uống thuốc theo đúng liệu trình, tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều lượng.
Dùng các phương pháp dân gian
- Thoa dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng giảm triệu chứng ngứa, khô căng và tróc vảy trên da rất hiệu quả. Ai bị chàm khô tróc vảy chỉ cần lấy một ít dầu dừa và bôi một lớp mỏng lên trên vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày, người bệnh nên thoa dầu dừa từ 4-5 lần để da mau chóng hồi phục.
- Ngâm nước lá trầu không: Nếu vết chàm xuất hiện các vết nứt hoặc bị viêm nhiễm, người bệnh nên dùng nước lá trầu không để giảm trình trạng này. Mỗi ngày người bệnh chỉ cần đun 200 gam lá với 500 ml nước để ngâm hoặc lau nhẹ lên da.
- Bôi Nha Đam: Tương tự như dầu dừa, nha đam có các tinh chất dưỡng ẩm và kích thích quá trình tái tạo da. Bạn chỉ cần lấy một lá nha đam tươi, cắt bỏ phần vỏ và tách lấy phần thịt. Sau đó dùng phần thịt bôi đều lên da trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Nhìn chung, bệnh chàm khô tróc vảy là một trong những loại bệnh có mức độ biểu hiện nhẹ nhất trong các thể chàm. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì thế mà có tâm lý chủ quan không điều trị sớm. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp người bệnh hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả.
Theo: EHIB