Chàm đồng tiền là một trong số các bệnh thuộc nhóm chàm thể tạng, thường xuất hiện ở những người cao tuổi. Nhiều người lo lắng không biết loại bệnh này có lây lan không? Chữa trị như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Tất cả những vấn đề trên sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau đây.
Chàm đồng tiền là bệnh gì?
Chàm đồng tiền còn có tên gọi khác là “Eczema đồng tiền”, thường gặp phải ở những người trên 50 tuổi. Loại bệnh gây hình thành những vết chàm có hình tròn như đồng xu trên da. Vị trí của các vết chàm thường xuất hiện tại mu bàn tay, hai má, mặt trong của cánh tay, khuỷu chân,…
Dưới đây là một số đặc điểm giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chàm đồng tiền:
- Khi vết chàm xuất hiện trên da, chúng có hình tròn kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Lớp viền hình tròn xung quanh vết chàm có màu đỏ tạo thành hàng rào ranh giới với các vùng da bình thường.
- Bệnh để càng lâu kích thước của vết chàm sẽ càng lớn. Thêm vào đó, một số vùng da lân cận cũng sẽ xuất hiện các vết chàm mới.
- Vùng da bị chàm có dấu hiệu sưng, khô nứt và bong tróc tạo thành từng lớp vảy.
- Sau 2-4 ngày, người bệnh bắt đầu bị nổi các hạt mụn nước li ti nằm rải rác bên trong vết chàm.
- Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, vết chàm sẽ xuất hiện các hạt mủ vàng.
- Khi bị cọ xát hoặc va chạm nhiều lần, các hạt mủ viêm rất dễ bị vỡ và dẫn đến nhiễm trùng da. Điều này khiến cho người bệnh bị sốt nhẹ và cảm thấy đau rát trên da.
Ngoài ra, chàm đồng tiền được xếp vào loại bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Hiện nay, các biện pháp y khoa chỉ có thể hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng. Sau khi các vết chàm mờ dần và biến mất, người bệnh cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để tránh tái phát bệnh.
Chàm đồng tiền có lây không?
Triệu chứng của bệnh chàm đồng tiền chỉ xuất hiện ngoài da. Trong quá trình sinh hoạt, vùng da bị thương sẽ dễ chảy mủ hoặc tiết ra chất dịch lỏng trong suốt. Do đó, nhiều người lầm tưởng rằng nếu tiếp xúc với các chất dịch này sẽ có khả năng nhiễm bệnh rất cao. Thực tế, đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm.
Để biết chàm đồng tiền có lây không, trước tiên người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bệnh là gì. Theo nghiên khảo sát của các nhà khoa học, có 2 nhóm yếu tố dẫn đến bệnh chàm đồng tiền. Nhóm thứ nhất là do yếu tố nội tại cơ thể tự phát sinh, cụ thể như sau:
- Di truyền.
- Cơ địa dễ bị dị ứng.
- Hệ miễn dịch yếu.
- Rối loạn hệ bài tiết.
- Thần kinh căng thẳng.
Nhóm thứ hai là do các yếu tố môi trường tác động. Người bệnh có thể bị chàm đồng tiền khi gặp phải một trong các yếu tố sau:
- Khí hậu lạnh và khô hanh.
- Vết cắn từ côn trùng.
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như khói thuốc lá, chất tẩy rửa,…
- Gặp phải các tác dụng phụ của thuốc tây có chứa các thành phần như isotretinoin, interferon.
- Gặp các di chứng sau phẫu thuật làm hệ miễn dịch người bệnh suy yếu.
Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học, hiện nay chưa có cơ sở nào chứng minh bệnh chàm đồng tiền có thể lây lan từ người sang người. Do đó, bạn có thể yên tâm khi chăm sóc hoặc tiếp xúc gần với những người bệnh.
Tuy nhiên, ngoài chàm đồng tiền, nhóm bệnh chàm thể tạng còn rất nhiều loại bệnh khác. Để biết các loại bệnh này có lây nhiễm hay không, bạn đọc có thể tham khảo qua nội dung bài viết: Bệnh chàm có lây không?
Cách chữa trị chàm đồng tiền
Cách chữa trị bằng bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian có nguyên liệu 100% từ thảo dược tự nhiên, có độ lành tính cao, không gây hại đến sức khỏe người dùng. Vì thế, phương pháp chữa trị này thích hợp với mọi độ tuổi. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc như sau:
Bài thuốc từ chuối xanh
- Hái một quả chuối xanh, ngâm nước muối 30 phút, rửa sạch sau đó cắt thành từng lát dày 0,4mm.
- Dùng nước mát rửa thật sạch các vết chàm trên da, sau đó lau khô da bằng khăn sạch.
- Dùng các lát chuối thoa nhẹ nhàng lên các vết chàm trên da.
Bài thuốc từ tỏi
- Dùng 4 tép tỏi tách bỏ phần vỏ, rửa thật sạch với nước.
- Giã nát tỏi, dùng cọ bôi nước tỏi lên trên vết chàm, để da thấm trong 15 phút sau đó rửa với nước.
Cách chữa trị bằng thuốc Tây
Thuốc tây có tác dụng rất nhanh chóng, làm giảm nhẹ các triệu chứng chỉ sau vài lần sử dụng. Những loại kem hỗ trợ điều trị bệnh chàm đồng tiền thường được sử dụng là Ketoconazol, Fluconazol, Griseofulvin, Itraconazol,…
Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng, tránh tình trạng phát sinh một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất người bệnh nên đi khám và dùng thuốc theo đơn các bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Chàm đồng tiền kiêng ăn gì?
Để hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ, người bệnh nên có chế độ kiêng cữ thích hợp. Điều này nhằm hạn chế khả năng bệnh phát triển nặng hơn hoặc bị tái phát nhiều lần. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên kiêng:
- Hải sản có vỏ: Các loại hải sản như ốc, tôm, cua, nghẹ,…
- Thực phẩm ăn sống: Tiết canh, gỏi thịt sống,…
- Thực phẩm gây ảnh hưởng đến sẹo da: Rau muống, gạo nếp, bắp, cua, tôm,…
- Thực phẩm gây ngứa: Trứng, thịt gia cầm như gà, vịt,…
- Các chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia, cà phê,…
- Sản phẩm chứa nhiều đường: Kẹo, chè, bánh ngọt,….
- Thực phẩm có chứa một lượng nhỏ độc tố với những người có thể trạng yếu: Cà pháo, măng chua,…
Tóm lại, chàm đồng tiền tương đối nguy hiểm hơn các loại bệnh chàm khác. Hy vọng người bệnh tham khảo kỹ bài viết để biết được đặc điểm nhận dạng, khả năng lây lan và cách chữa trị của loại bệnh này. Đồng thời, đừng quên lưu ý kiêng cữ những thực phẩm gây hại đến quá trình phát triển bệnh.
Theo: EHIB