Chàm da đầu là một thể viêm da mãn tính dễ tái phát và khó điều trị. Thể chàm này cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra rụng tóc nhiều, đặc biệt là ở phụ nữ. Người bệnh cần tìm phương pháp điều trị hợp lý cũng như những loại dầu gội thích hợp để tránh những ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra.
Bị chàm da đầu là như thế nào?
Chàm là tình trạng da đầu bị đổ nhiều dầu, có các vết đỏ, bong tróc vảy. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh này là cảm giác ngứa rát, khó chịu và kích thích người bệnh gãi đầu nhiều dẫn đến sự tổn thương nghiêm trọng trên da đầu, khiến cho bệnh ngày một xấu đi.
Có rất nhiều yếu tố cộng hưởng dẫn đến bệnh chàm da đầu như: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường, hệ miễn dịch suy yếu, sự phát triển nhanh chóng của nấm, men…
Một số ít người bệnh may mắn sẽ triệu chứng nhẹ, có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Nhưng đa số những trường hợp không may mắn như thế thì thường có những diễn biến khó lường và bị lại nhiều lần khi gặp những tác động thuận lợi. Mặc dù bệnh này không gây ảnh hưởng nhiều cho sức khoẻ, nhưng những yếu tố khác như mất thẩm mỹ, tình trạng rụng tóc,… lại khiến cho tâm lý người bệnh xấu đi.
Một vài dấu hiệu phổ biến để nhận biết bệnh chàm da đầu
Triệu chứng của bệnh chàm da đầu thường đặc trưng theo từng giai đoạn của bệnh. Cụ thể:
- Bề mặt da đầu thường xuất hiện những lớp vảy nhỏ, có màu nâu hoặc màu trắng và sẽ bong tróc nhanh.
- Có nhiều vùng đỏ trên da đầu, đặc biệt tiết nhiều bã nhờn và dầu thừa hơn.
- Chân tóc bị bết và bị bám nhiều bụi trắng.
- Khi thời tiết chuyển nắng nóng, lớp chàm trên đầu dễ tổn thương và nóng rát hơn.
- Khi chuyển sang giai đoạn nặng, da đầu sẽ có nhiều vết sừng dày, bị thâm, nứt nẻ và ngày một ngứa ngáy, khó chịu.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh chàm da đầu
Có nhiều nguyên nhân phức tạp dẫn đến bệnh này, tuy nhiên có thể điểm qua 3 yếu tố chính:
- Gen di truyền: Yếu tố này xuất phát từ những gia đình có tiền sử người mắc các bệnh về da, trong đó có chàm da đầu. Sự di truyền này hình thành khi có loại gen biến đổi gây ra sự khiếm khuyết trong quá trình hình thành lớp bảo vệ da.
- Do nấm men: 2 loại vi nấm Candida và Malassezia furfur thường trú ngụ ngay tại lớp thượng bì của da. Vì vậy, khi da tiết ra nhiều bã nhờn, 2 loại nấm men rất nhanh hấp thu thêm lipid rồi sản sinh mạnh mẽ. Sau đó, chúng chuyển hoá thành những chất xuất gây viêm da, bong tróc và đỏ ngứa.
- Rối loạn tuyến bã nhờn: Làn da là một bộ phận nhạy cảm, vì vậy nếu tiết ra quá ít hay quá nhiều bã nhờn đều là những vấn đề bất thường. Nguy hiểm hơn là việc tiết nhiều bã nhờn sẽ gây bí lỗ chân lông, từ đó hình thành môi trường thuận lợi cho các loại nấm men phát triển nhanh.
Ngoài da đầu, tay cũng là một trong những vị trí dễ mắc bệnh chàm trên cơ thể. Chàm ở tay sẽ gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt do tay là bộ phận cần hoạt động liên tục. Vậy hãy tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này để có phương pháp điều trị thích hợp, giúp bạn sớm trở lại cuộc sống bình thường!
Dầu gội trị chàm da đầu
Sau đây là một số loại dầu gội đầu trị chàm hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Dầu gội có chứa selen sunfit
Loại dầu gội này có khả năng tiêu diệt các loại vi nấm – Tác nhân chính gây nên bệnh chàm da đầu. Nếu những vi nấm không phát triển thì những triệu chứng ngứa ngáy, da khô hay những vết viêm cũng thuyên giảm nhiều phần. Mỗi tuần sử dụng 2 lần sẽ giúp tình trạng chàm da cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận với một số tác dụng phụ như rụng tóc, tóc dễ đổi màu, khô xơ.
Dầu gội có chứa hoạt chất axit salicylic
Axit salicylic là một hoạt chất rất nổi tiếng, được sử dụng trong việc chăm sóc da mặt. Khi tác động lên da đầu, loại dầu gội chứa hoạt chất này làm bong tróc các mảng chàm rất hiệu quả. Hàm lượng axit salicylic ở mức từ 1.8 – 3% sẽ hoạt động hiệu quả trên da đầu bị chàm. Tuy nhiên, trong những loại dầu gội đầu này cũng chứa kẽm pyridin nên có thể gây kích ứng cho da.
Dầu gội có hoạt chất kẽm pyridine
Nhờ có kẽm pyridine mà các loại dầu gội này có tính kháng nấm và kháng khuẩn cao. Bên cạnh đó, dầu gội sẽ giúp làm giảm sự phát triển sinh sôi của những tế bào da nên tránh việc tạo ra những mảng bong tróc mới. Người bệnh nên sử dụng dầu gội chứa kẽm pyridine khoảng 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Lượng kẽm pyrithione trong khoảng từ 1-2% là phù hợp, tuy vậy cũng có tác dụng phụ dễ gây kích ứng cho da.
Hướng dẫn gội đầu đúng cách cho người bệnh chàm da đầu
Bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Làm ướt tóc bạn bằng nước ấm.
- Cho một lượng dầu gội vừa đủ lên da rồi nhẹ nhàng xoa khắp da đầu để chúng thẩm thấu vào bên trong da đầu.
- Không gãi mạnh, chà xát gây tổn thương thêm cho da đầu, dễ phát sinh nhiễm trùng.
- Giữ nguyên dầu gội ủ theo hướng dẫn, thông thường khoảng 5 – 7 phút.
- Các loại dầu gội trị chàm thường có chứa nhựa than nên người bệnh tuyệt đối không để nó tiếp xúc với miệng hoặc mắt.
- Sau khi đã thực hiện các bước, cuối cùng hãy xả tóc lại bằng nước ấm rồi dùng khăn bông mềm thấm khô. Trường hợp trời lạnh, bạn có thể sấy tóc với nhiệt độ thấp để tránh da đầu bị ẩm quá lâu.
Hy vọng những kiến thức bổ ích về bệnh chàm da đầu, cũng như những loại dầu gội thích hợp được giới thiệu trong bài viết này sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng chàm có tiến triển tích cực hơn. Chúc các bạn luôn có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Theo: EHIB