Bệnh chàm bìu ở nam giới nếu không điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn, suy giảm chất lượng tinh trùng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy chàm bìu là gì, có thể chữa khỏi không? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!
Chàm bìu là bệnh gì?
Chàm bìu tiếng anh là scrotal dermatitis thuộc dạng bệnh chàm xảy ra ở bộ phận sinh dục của nam giới. Khu vực bộ phận sinh dục có nhiều mạch máu, da mềm hơn các vùng khác nên dễ bị sưng đỏ, phù nề, dị ứng. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây lở loét, có vảy, bong tróc khi không được điều trị kịp thời.

Do là bệnh lý xảy ra ở bộ phận nhạy cảm nên chàm bìu khiến nhiều nam giới “e ngại” dẫn đến việc điều trị chậm trễ, phải chịu đựng cảm giác khó chịu, ngứa rát kéo dài.
Chàm bìu có nguy hiểm không?
Chàm bìu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh do triệu chứng ngứa rát, khó chịu. Thêm vào đó, bệnh khiến nam giới ngại ngùng, tự ti ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng sau:
- Lan sang các vị trí khác: Chàm bìu có khả năng lan rộng sang các vị trí khác như vùng dương vật, đùi khi trở nặng.
- Sốt cao hoặc nhiễm trùng
- Viêm tinh hoàn: Vùng da bìu rất mỏng nên chàm có thể xâm nhập và ảnh hưởng đến tinh hoàn. Viêm tinh hoàn là bệnh viêm một hoặc hai tinh hoàn trong bìu dái. Bệnh gây đau, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Biến chứng viêm tinh hoàn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng mà có thể gây mất tinh trùng khi bệnh nặng.
- Ung thư tinh hoàn: Mặc dù là trường hợp hiếm nhưng người bệnh bị chàm bìu tấn công tinh hoàn cũng cần cẩn trọng.
Chàm bìu có chữa được không?
Chàm bìu ở nam giới là một căn bệnh mãn tính, việc điều trị khó có thể khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát. Chữa bệnh chàm ở bìu đạt hiệu quả cao hơn khi người bệnh điều trị sớm, tuân thủ tư vấn của bác sĩ.
Mời độc giả tìm hiểu thêm về bệnh liên quan: Chàm thể tạng để hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh này đối với cuộc sống và có phương pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời.
Cách chữa chàm bìu tại nhà
Vết chàm ở bìu phát triển nhanh, các triệu chứng có thể chuyển từ nhẹ sang nặng nhanh chóng nếu không can thiệp kịp thời. Chính vì thế, để điều trị bệnh ngoài da mãn tính này cần tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ về điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp điều trị:
Điều trị chàm bìu bằng Tây y
Điều trị chàm ở bìu bằng tây y cho hiệu quả nhanh chóng. Thuốc tây giúp nam giới giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, mụn nước. Tuy nhiên, thuốc tây có chứa tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách, vì vậy bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và thông tin hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc. Một số loại thuốc tây đặc trị chàm bìu gồm:
Thuốc bôi steroid
Steroid dạng kem bôi ngoài da giúp giảm phản ứng viêm, sưng tại chỗ do bệnh chàm da bìu. Thuốc có thể kết hợp với các phương pháp khác theo chỉ định như vật lý trị liệu làm giảm triệu chứng khó chịu từ trung bình đến nặng cho người bệnh. Steroid cần được dùng theo liều lượng nhất định, không nên lạm dụng bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ như mỏng da, da sạm màu, sần sùi…
Thuốc corticosteroid
Thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh chàm bìu từ trung bình đến nặng. Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng hoặc sử dụng lâu dài loại thuốc này bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết dưới da, tăng huyết áp, tăng đường huyết…
Thuốc kháng histamin
Thuốc giúp giảm viêm, giảm các triệu chứng ngứa rát khó chịu cho người bệnh. Với nguyên lý kháng lại thụ thể histamin được giải phóng trong cơ thể, thuốc có tác dụng điều trị các loại bệnh chàm. Bệnh nhân cần sử dụng loại thuốc này theo chỉ định bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, buồn ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tacrolimus và pimecrolimus
Đây là hai loại thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ giúp giảm viêm, giảm ngứa. Các loại thuốc này đặc trị tốt cho bệnh chàm ở bìu. Tuy nhiên, cần cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc như khiến da khô, kích ứng mắt.
Thuốc tiêm
Các loại thuốc tiêm như Dupilumab (dupixent) được bác sĩ chỉ định giúp giảm viêm cho người bệnh. Liều lượng tiêm cần tuân thủ chỉ định y khoa.
Trị chàm bìu bằng thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian bằng nguyên liệu tự nhiên an toàn, tiết kiệm chi phí, giảm triệu chứng ngứa rát do chàm da bìu được nhiều người bệnh đánh giá cao như:
- Nước cốt lá trà xanh: Nước cốt lá trà xanh có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa rát do chàm. Người bệnh thực hiện bằng cách rửa sạch lá trà xanh, giã nát và dùng nước cốt bôi trực tiếp lên vùng chàm bìu.
- Nước cốt lá ổi: Nước cốt lá ổi giảm viêm hiệu quả. Thực hiện bằng cách giã nhuyễn lá ổi, lấy nước cốt bôi lên vùng bị chàm, rửa sạch lại với nước.
- Dầu ô liu: Dầu ô liu có tác dụng giảm triệu chứng, giảm ngứa cho người bệnh. Bôi dầu oliu lên vùng da bị chàm sau đó rửa sạch lại với nước để có hiệu quả cao.
Chữa trị chàm bìu bằng thuốc đông y
Phương pháp đông y giúp phòng tránh bệnh tái phát từ trong cơ thể do đặc tính thanh nhiệt, giải độc, phục hồi chức năng kháng bệnh, phòng bệnh tái phát.
Thuốc đông y có thể sử dụng bài thuốc ngâm rửa, bôi, thuốc uống hoặc kết hợp cả ba để giảm triệu chứng bệnh, mang lại hiệu quả điều trị tốt. Trong đó một số bài thuốc đông y phổ biến gồm:
Bài thuốc đắp bằng đông y
Nguyên liệu: 50g trầu không, 50g mò trắng, 50g ích nhĩ tử. Tất cả rửa sạch, giã nát. Dùng hỗn hợp giã nát đắp trực tiếp lên vùng chàm bìu trong khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện bài thuốc này trong khoảng 7-10 ngày để giúp giảm triệu chứng đau rát cho người bệnh.
Bài thuốc uống bằng đông y
Nguyên liệu: khổ sâm 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, sinh địa 12g, trạch tả 12g, xa tiền tử 12g, long đởm thảo 8g, sơn chi 8g. Tất cả các dược liệu trên tán nhuyễn thành bột. Mỗi ngày dùng 20g uống chung với một cốc nước ấm trong khoảng 10 ngày để giảm triệu chứng bệnh.
Bài thuốc bôi bằng đông y
Nguyên liệu: 100ml mật ong, 100g thiên mã hồ giã nát. Trộn mật ong và thiên mã hồ sau đó bôi trực tiếp lên vết chàm giúp giảm triệu chứng ngứa rát do bệnh.
Chàm bìu không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến người bệnh khó chịu, tự ti, ảnh hưởng tâm lý. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và điều trị tốt nhất. Hãy tuân thủ các phương pháp điều trị an toàn để bệnh nhanh khỏi, hạn chế tái phát nhé!
Theo: EHIB