Bệnh viêm khớp thái dương hàm hẳn không còn xa lạ gì với nhiều người. Tuy nhiên để nắm rõ viêm khớp thái dương hàm là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn cung cấp thêm những thông tin hữu ích khi bạn lựa chọn cách điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng thuốc Tây.
Hướng dẫn cách điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng thuốc Tây
Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh sử dụng những loại thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm khác nhau:

Khi bị nhiễm khuẩn thì thuốc được chỉ định ở đây thường là thuốc kháng sinh. Kết hợp với thuốc chống viêm không có chứa steroid như meloxicam, aspirin, diclofenac,… và hút hoặc chích dẫn lưu rửa sạch mủ (nếu có).
Thoái hóa khớp thái dương hàm trong thoái hóa khớp, trường hợp này thường gặp nhất là ở những người trên 50 tuổi. Lúc này, việc sử dụng thuốc điều trị triệu chứng (chống viêm) viêm khớp thái dương hàm như trường hợp 1. Bên cạnh đó có thể kết hợp các thuốc điều trị thoái hóa khớp có tác dụng chậm như glucosamin, chondroitin sulfat hoặc là sử dụng tiêm corticoid (hydrocortison acetat, methyl prednisolon acetat) tại chỗ.
Viêm khớp thái dương hàm gây ra bởi bệnh viêm khớp dạng thấp: Khớp thái dương hàm thường là khớp sau cùng bị tổn thương, sau các viêm ở khớp nhỏ. Khi đó, Trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ sử dụng thuốc chữa viêm khớp thái dương hàm. Bao gồm thuốc điều trị triệu chứng như chống viêm không chứa steroid (aspirin, diclofenac…) hoặc chống viêm corticoid (prednisolon, hydrocortison…) sử dụng theo đường uống; thuốc điều trị theo cơ chế (nhóm thuốc ngăn ngừa thấp khớp biến đổi bệnh) như chloroquin, salazopirin, methotrexat, entanercept… thường dùng phối hợp hai, ba thuốc hoặc hơn. Có thể sử dụng biện pháp tiêm corticoid trong trường hợp nặng hơn hoặc được chỉ định phẫu thuật nếu như dính khớp làm cho bệnh nhân không thể há miệng ra được.
Viêm – thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm thường gặp phải sau khi chịu những chấn thương mạn tính hoặc là sau hội chứng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (thường gặp ở nữ giới từ 20 đến 40 tuổi). Tùy thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể mà các bác sĩ chỉ định những biện pháp điều trị khác nhau như là dùng liệu pháp tâm lý, cho đeo máng cắn, dùng thuốc hoặc là phẫu thuật. Cũng có một số ít trường hợp phải kết hợp tất cả những biện pháp kể trên.
Thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm thường bao gồm
- Thuốc an thần, giảm lo âu, stress như diazepam, dogmatil
- Thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal
- Thuốc chống viêm không corticoid như aspirin, diclofenac… đường uống
- Tiêm Corticoid tại chỗ khớp
Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp thái dương hàm
Để phòng tránh được căn bệnh rối loạn thái dương hàm này, các bạn cần phải chú ý điều chỉnh sớm những thói quen xấu sau:

- Cần đến nha sĩ để khám và chỉnh hình răng khi phát hiện răng có dấu hiệu lệch lạc.
- Luôn thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng tránh được bệnh nha chu và bệnh sâu răng.
- Nếu như bị gãy răng thì cần phải trồng răng giả càng sớm càng tốt.
- Hạn chế những thói quen xấu ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm như: Nghiến răng, cắn vật cứng, thường xuyên nhai kẹo cao su
- Khi nhai thức ăn thì cần nhai đều cả hai bên hàm, tránh nhai một bên.
- Thường duy trì hàm dưới ở tư thế nghỉ: thư giãn các cơ, lưỡi đặt mặt trong răng cửa giữa hàm trên, các răng hàm trên và dưới không chạm vào nhau.
- Giảm stress.
- Tạo lối sống tích cực, lành mạnh, biết cách thư giãn, giảm stress.