Chữa bệnh cho trẻ, đặc biệt là lẹo mắt sao cho an toàn, không phải sử dụng thuốc là điều mà các mẹ vô cùng quan tâm. Vậy, cách chữa lẹo mắt ở trẻ em nào đang được các mẹ áp dụng? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các thông tin dưới đây để nắm được bí quyết nhé!
Bệnh lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt thường bị các mẹ nhầm lẫn với bệnh chắp mắt, tuy nhiên các chuyên gia cho biết hai căn bệnh này vẫn có sự khác nhau. Lẹo mắt là căn bệnh viêm cấp tính, gây nên bởi một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc do vi khuẩn như Staphylocoque gây nên.

Căn bệnh này gây ra sự khó chịu, đau nhức ở mắt của bé. Nếu mẹ không nhận ra sớm và có phương án điều trị kịp thời thì có thể sẽ ảnh hưởng đến thị giác của bé.
Dấu hiệu nhận biết căn bệnh lẹo mắt ở trẻ em
Phát hiện sớm sẽ giúp mẹ có cách chữa lẹo mắt ở trẻ em kịp thời, an toàn và hiệu quả. Vì thế, để có thể nhận biết về bệnh lẹo mắt, các mẹ có thể chú ý các dấu hiệu như sau:
– Khi bị lẹo ở bên ngoài, mẹ sẽ thấy mi mắt của bé xuất hiện nốt đỏ, có kích thước và độ cứng giống như một hạt đậu.
– Khi bị lẹo bên trong mi mắt, chúng thường kín đáo hơn nhưng bé sẽ cảm thấy tức tức mắt như kiểu bị vướng víu bên trong. Mẹ lật mi ra có thể nhìn thấy được nốt lẹo, thậm chí ở một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng.
– Nếu bé bị đa lẹo, tức là xuất hiện nhiều đầu lẹo trên một mi hoặc cả hai mi, thậm chí là cả hai bên mắt. Ban đầu, khi lẹo mới mọc, bé sẽ có cảm giác đau, ngứa, mi sưng nhẹ và hơi đỏ, xuất hiện một cục đỏ rắn như hạt đậu.
Lẹo mắt thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào vùng da này. Mẹ nên lưu ý rằng lẹo mắt rất dễ tái phát và lây lan từ mi này sang mi mắt khác. Lẹo mọc sau 3-4 ngày sẽ mưng mủ, vỡ và nếu không điều trị thì chúng sẽ gây ra sự nhiễm khuẩn ở vùng mi mắt.
Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em mẹ nhất định cần phải biết
Mẹ nếu như chữa lẹo mắt không đúng, không hợp lý thì sẽ làm cho bệnh tình càng trở nên nặng nề và nghiêm trọng hơn. Vì thế, để giúp loại bỏ nhanh lẹo mắt, mẹ nên áp dụng một số cách chữa an toàn sau đây:

+ Tuyệt đối không được nặn, dùng kim chích để làm vỡ nốt mụn lẹo. Cách làm này có thể sẽ gây đau cho bé, thậm chí bị nhiễm trùng và nguy cơ để lại sẹo khá cao.
+ Mẹ nên dùng khăn ấm, đắp lên phần mi mắt bị lẹo, giữ nguyên khoảng 10 phút. Nên thực hiện ngày 3 lần sẽ làm cho nốt lẹo dễ thoát mủ, giảm đau khá hiệu quả cho bé.
+ Nếu như thực hiện bằng cách chườm nóng mà không có kết quả, mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức để được các bác sĩ chẩn đoán cụ thể bệnh tình. Sau khi được thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc mỡ bôi lên mi mắt và nếu cần thiết sẽ được kê đơn thuốc giảm đau.
Một số trường hợp nếu như không khỏi, bác sĩ sẽ phải tiến hành rạch mụn lẹo để lấy mủ, giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.
Bài thuốc dân gian chữa lẹo mắt ở trẻ em cực kỳ hiệu quả
Sử dụng các bài thuốc dân gian là cách chữa lẹo mắt ở trẻ em đơn giản, hiệu quả mà mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Các bài thuốc dân gian đã được đúc kết từ ngàn đời nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả điều trị.

Dưới đây là 2 bài thuốc dân gian chữa bệnh lẹo hiệu quả, an toàn cho các mẹ:
+ Bài thuốc dùng sữa đậu nành và vừng đen
Mẹ hãy chuẩn bị 2 thìa nhỏ vừng đen, trộn với sữa đậu nành đã đun sôi, thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều và cho bé uống mỗi ngày sau khi ăn sáng. Bài thuốc này sẽ giúp loại bỏ mụn lẹo ở mi mắt hiệu quả.
+ Bài thuốc kim ngân hoa và bồ công anh
Mẹ hãy chuẩn bị các nguyên liệu như sau: 20g kim ngân hoa, 20g hoa cúc, 20g bồ công.
Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào ấm đun sôi trong 15 phút, rót ra bát sạch. Sau đó, mẹ lại cho thêm nước vào ấm đun lần hai, tương tự đun như lần trước. Lấy nước thuốc đầu trộn với nước thứ hai, cho bé uống 3 lần trong ngày. Sử dụng liên tục cho đến khi lẹo mắt bị loại bỏ.
Như vậy, với các cách chữa lẹo mắt ở trẻ em trên đã giúp mẹ có thêm bí quyết bảo vệ sức khỏe của con em mình mà không cần phải dùng kháng sinh. Lưu ý rằng, mẹ hãy tập cho bé thói quen vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh để chủ động phòng bệnh cho trẻ.