Hiện nay, cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian đang được nhiều người áp dụng nhờ vào tính an toàn cao, ít tốn kém và dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng dược liệu nào mới mang lại hiệu quả cao? Cách thực hiện ra sao? Tất cả những vấn đề đó sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau..
Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian
Chữa tổ đỉa bằng lá đào
Theo đông y, lá đào có tính bình, vị khá đắng. Việc sử dụng lá đào sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng trên da do bị dị ứng. Nhờ đó, người bệnh được giảm bớt những cơn ngứa ngáy và khó chịu do tổ đỉa. Thêm vào đó, lá đào còn có tác dụng sát trùng nhẹ trên da, giúp các vết viêm, sưng đỏ nhanh chóng tiêu biến.
Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian dùng lá đào được thực hiện như sau:
Đắp lá đào trực tiếp lên da
- Hái 300 gam lá đào, sau đó đem đi rửa sạch với nước muối.
- Mang toàn bộ 300 gam lá đào giã nhuyễn.
- Đắp phần lá đã được giã nhuyễn lên vùng da bị tổ đỉa, giữ nguyên trong 30 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
- Người bệnh nên thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Sử dụng lá đào để uống
- Hái khoảng 250 gam lá đào tươi, không bị sâu bệnh, không quá già.
- Đem toàn bộ lá đào ngâm nước muối trong 30 phút sau đó rửa sạch với nước.
- Cho lá đào và 100ml nước lọc vào máy xay sinh tố, sau đó chắt lấy phần nước cốt để uống.
- Người bệnh nên thực hiện 2 ngày 1 lần.
Đun nước lá đào để ngâm tay chân
- Hái 300 gam lá đào, loại bỏ các lá non và bị sâu.
- Mang lá đào đi rửa sạch sau đó vò nát.
- Đem toàn bộ lá đào đun với 450 ml nước trong 5 phút.
- Chắt lấy phần nước và để nguội vừa phải, sau đó ngâm tay chân trong 15-20 phút.
- Người bệnh nên thực hiện đều đặn 2 ngày 1 lần.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?
Chữa tổ đỉa bằng lá khế
Lá khế là một loại thuốc dân gian có thể điều trị được rất nhiều loại bệnh. Theo y học hiện đại, lá khế chứa một hàm lượng lớn các loại vitamin A, B, C, E có tác dụng làm hồi phục các tế bào bị tổn thương.
Thêm vào đó, trong lá khế còn chứa rất nhiều các khoáng chất như Mg, Zn, Ca, Fe, P, Ka,… các chất này sẽ giúp vết thương giảm ngứa rát, giúp kháng khuẩn hiệu quả và nhanh chóng.
Dưới đây là một số cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian dùng lá khế:
Dùng nước lá khế để ngâm chân tay
- Hái khoảng 200 gam lá khế, đem rửa thật sạch với nước muối, sau đó để ráo nước.
- Cho tất cả lá khế đi đun với 600ml nước trong 5 phút, có thể cho thêm 1 ít muối.
- Chắt lấy phần nước, để nguội vừa phải sau đó ngâm vùng da bị tổ đỉa trong 20 phút.
- Người bệnh nên thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Sử dụng lá khế để đắp trực tiếp lên da
- Hái lá 3 nắm lá khế tươi.
- Rửa sạch lá khế với nước, loại bỏ các lá quá non hoặc bị sâu.
- Giã nát lá khế trong cối, có thể cho thêm vài giọt nước cốt chanh để tăng tính hiệu quả. Lưu ý rằng, không nên lạm dụng quá nhiều nước chanh sẽ gây rát và đau đớn cho da.
- Lấy lá khế đã được giã nát đắp lên vùng da bị tổ đỉa.
- Giữ nguyên như vậy trong 30 phút, sau đó bỏ hết lá khế và rửa lại da với nước.
- Người bệnh nên thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối.
Chữa tổ đỉa bằng cây vòi voi
Trong dân gian, cây vòi voi còn có nhiều tên gọi khác như Đại vĩ đạo hoặc Cẩu vĩ trùng. Khác với các bài thuốc trên, cây vòi voi có thể dùng cả rễ, lá, thân để hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa. Theo đông y, cây vòi voi có tính the, vị hơi đắng và có mùi thơm khá đặc biệt.
Loại cây này có tác dụng giúp cơ thể người bệnh được thanh nhiệt, giải độc tố trên da, giảm sưng đỏ, và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, trong cây vòi voi có chứa alcaloid pyrolizidin, đây là hợp chất rất có hại cho sức khỏe.
Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng cây vòi voi để đắp hoặc ngâm tay chân. Nếu cần dùng cây vòi voi để uống, người bệnh phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian dùng cây vòi voi:
Dùng cây vòi voi để đắp lên da
- Hái khoảng 300 gam cây vòi voi, loại bỏ các lá quá già hoặc bị sâu.
- Ngâm nước muối trong 20 phút sau đó rửa thật sạch, chú ý đây là bước vô cùng quan trọng không thể bỏ qua.
- Đem toàn bộ cây vòi voi cho vào cối giã thật nát.
- Lấy cây vòi voi đã được giã nát đắp lên trên các vùng da xuất hiện tổ đỉa, giữ nguyên trong 15 phút.
- Rửa sạch da với nước ấm.
- Người bệnh nên thực hiện đều đặn 2 ngày 1 lần.
Kết hợp cây vòi voi và giấm
- Hái khoảng 2 nắm cây vòi voi, sử dụng cả phần thân và lá.
- Mang cả cây cắt thành khúc ngắn 3cm, sau đó đem đi ngâm nước muối trong 15 phút.
- Vớt cây vòi voi ra rồi rửa sạch với nước, để ráo.
- Cho cây vòi voi đã được cắt vào một chiếc chảo nóng.
- Cho thêm 50ml giấm vào chảo và đảo đều tay liên tục cho đến khi cây vòi voi chuyển thành màu vàng.
- Mang cây vòi voi đã sao vàng vào một cái khăn mỏng để đắp lên da.
- Nếu hỗn hợp trên bị nguội, người bệnh nên đem đi sao nóng lại rồi tiếp tục đắp.
- Người bệnh nên thực hiện đều đặn 1 ngày/lần.
Ngoài việc sử dụng các loại cây hoặc lá ở trên để hỗ trợ điều trị tổ đỉa. Người bệnh có thể dùng một số nguyên liệu trong tự nhiên khác để khắc phục bệnh tổ đỉa như các loại củ, tinh dầu, muối,… Trong đó, cách chữa tổ đỉa bằng tỏi là phương pháp chữa trị mang lại hiệu quả cao, giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Trên đây là một số thông tin về các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian. Tuỳ vào cơ địa, hiệu quả của các phương pháp này trên mỗi người sẽ không giống nhau. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý không áp dụng các cách trên khi da bị bội nhiễm, thay vào đó hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo: EHIB