Mùa hè là mùa du lịch của biển, dù là người bình thường hay người bệnh vảy nến đều có nhu cầu đi nghỉ dưỡng và tận hưởng không khí của biển cả. Nhưng với làn da nhạy cảm, chắc chắn những người bệnh sẽ lo lắng rằng bị vảy nến có tắm biển được không, có ảnh hưởng gì tới bệnh không. Hãy cùng nghe những lời khuyên hữu ích từ bài viết sau.
Bị vảy nến có tắm biển được không?
Một trong những biện pháp dân gian được ưa thích trong điều trị bệnh vảy nến đó là sử dụng muối biển để tắm hàng ngày. Trong muối biển có rất nhiều các vi lượng, khoáng chất có thể kháng khuẩn cho da, làm lành các tổn thương như kali, lưu huỳnh, iot, natri… Ngoài ra muối biển còn chống lại quá trình lão hóa da, giúp da chắc khỏe, mềm mịn.
Trong các spa chăm sóc và làm đẹp, liệu pháp muối biển luôn được các chị em yêu thích bởi có thể làm sạch da, kháng khuẩn cho da, giúp trị và phòng ngừa da nhiễm khuẩn, trị mụn.
Đặc biệt nước pha loãng của muối biển còn có khả năng cấp ẩm cho da, tăng cường lưu thông khí huyết khiến da hồng hào, căng mịn. Vì vậy, những bệnh nhân mắc các bệnh lý về da liễu coi muối biển như một phương pháp điều trị hữu hiệu.
Với những lợi ích tuyệt vời như vậy của muối biển, không lý nào người bệnh vảy nến lại không thể tắm biển được.
Tại sao tắm biển lại có thể điều trị bệnh vảy nến
Theo phân tích thành phần có trong nước biển cho thấy, trong nước biển có chứa vô vàn những khoáng chất, vi khoáng chất có lợi cho da, giúp da chống lại những tác nhân gây hại. Các thành phần đó bao gồm:
Muối khoáng
Muối khoáng chiếm tỷ lệ phần trăm lớn thứ 2 trong nước biển, chỉ đứng sau nước. Muối khoáng này có tên là Natri clorua, công thức hóa học là NaCl. Loại muối này có khả năng sát trùng và chống viêm rất lớn, hay được sử dụng trong các dung dịch sát trùng, rửa vết thương.
Ngoài ra muối Natri clorua còn có khả năng đánh bật các loại vi khuẩn bám dính chặt trên bề mặt da, sâu trong các vết thương, các lớp da bong tróc, chồng lên nhau của người bị vảy nến.
Lượng vi khoáng chất dồi dào
Phải có hơn chục loại vi khoáng chất có lợi cho người bệnh vảy nến, phải kể đến như silic, magie, mangan, photpho, Fe… Các siêu khoáng chất này có thể dễ dàng thẩm thấu qua da, qua các lỗ chân lông, các mao mạch, từ đó hỗ trợ chữa bệnh về da hiệu quả.
Ozone
Tại biển, lượng khí ozone đo được là khá lớn khiến cho hệ thống hô hấp, tiêu hóa làm việc tốt hơn. Theo quan niệm của đông y thì “Phế chủ bì mao” – tức là hệ hô hấp có liên hệ trực tiếp tới da của cơ thể người. Khi hệ hô hấp tốt, tình trạng vảy nến cũng được cải thiện đáng kể.
Massage da và cơ thể
Khi ngâm mình dưới nước biển, cơ thể sẽ được các đợt sóng liên tiếp vỗ vào người như một hình thức massage. Các đợt sóng này vừa có thể làm giải tỏa căng thẳng ở các hệ cơ, xương mà còn trực tiếp giúp làn da của người bệnh được thư giãn.
Việc tắm biển chung với nhiều người như vậy, người bệnh vảy nến sẽ sinh ra tâm lý lo lắng rằng liệu bệnh vảy nến có lây không, có lan sang người kháng khi tắm chung không. Nhiều người không bị bệnh cũng sợ khi phải tắm chung môi trường với những người này. Vậy câu trả lời thế nào, mời các bạn theo dõi bài đọc sau.
Khi tắm biển người bị vảy nến cần làm gì?
Tắm biển cực kỳ tốt cho làn da của người bệnh vảy nến nếu biết tắm đúng cách và tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Chỉ tắm 15 phút mỗi lần
Theo lời khuyên của các bác sĩ da liễu, người bệnh vảy nến chỉ nên tắm với thời gian dưới 15 phút cho một lần là đủ. 15 phút là thời gian vừa đủ giúp da của bạn được thư giãn, giảm ngứa, giảm viêm nhiễm, giúp da trở nên mềm mại hơn.
Khi ngâm mình dưới nước biển quá 15 phút, da của người bệnh sẽ bắt đầu bị tổn thương ở bề mặt ngoài, gây rát và ngứa hơn. Nếu thời gian tắm lâu hơn nữa, những bệnh nhân có vết lở loét có thể chảy máu và nhiễm trùng sâu, khiến bệnh diễn biến nặng hơn, trở nên khó điều trị.
Tắm tối đa 3 lần 1 tuần
Nhiều người cho rằng, việc tắm nước biển sẽ chữa khỏi được bệnh vảy nến nên lạm dụng phương pháp này quá đà. Việc tắm biển liên tục trong 1 tuần, tắm liên tiếp các ngày sẽ gây ra tác dụng ngược – vùng da bị bệnh sẽ trở nên khô hơn và dễ kích ứng hơn. Khi da bị kích ứng các vết bong tróc và mẩn đỏ sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Tắm tối đa 3 lần 1 tuần và các ngày tắm cách nhau là tốt nhất cho bệnh vảy nến
Phải bôi kem chống nắng
Lớp da tổn thương của người bệnh vảy nến rất dễ bị kích ứng ngứa ngáy, mẩn đỏ khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bởi vậy trước khi đi tắm biển, người bệnh phải sử dụng kem chống nắng trước ít nhất 15 phút để bảo vệ làn da trước tác nhân gây hại.
Loại kem chống nắng phù hợp cho da là loại có chỉ số SPF lớn hơn 30 và hỗ trợ cấp ẩm cho da.
Tránh xa vùng nước bẩn
Vùng nước quá nhiều người tắm, có rác thải, bẩn … đều có chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho da. Tắm ở những vùng này rất dễ khiến da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và gây kích ứng ngứa. Nhiều người khi tắm xong còn ngứa hơn, vùng vảy nến lan nhanh hơn, lở loét, chảy máu… Vì vậy, hãy lưu ý lựa chọn vùng nước tắm sạch trước khi đi biển nhé.
Hy vọng bạn cảm thấy hữu ích với bài giải đáp bị vảy nến có tắm biển được không. Việc tắm biển mang lại rất nhiều lợi ích trong việc điều trị, giảm thiểu tình trạng của bệnh vảy nến nếu tuân thủ đúng các quy tắc. Tuy nhiên việc tắm biển chỉ là một phương pháp hỗ trợ chứ không phải là một phương pháp điều trị. Vì vậy, người bệnh đừng nên lạm dụng việc tắm biển và vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.
Theo: EHIB