Bị chàm khi mang thai là trường hợp đặc biệt do thể trạng các thai phụ lúc này rất mẫn cảm, không thể tuỳ tiện dùng thuốc để điều trị. Thậm chí, nếu không xử lý cẩn thận, sức khỏe của người mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, các bà bầu nên tìm hiểu kỹ về loại bệnh này qua bài viết sau.
Nguyên nhân bị chàm khi mang thai
Dưới đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bị chàm khi mang thai:
- Hệ miễn dịch suy giảm: Khoảng thời gian mang bầu từ 1-3 tháng là thời kỳ sức khỏe của người mẹ trở nên yếu hơn do sự suy giảm hệ miễn dịch. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập và gây nên bệnh chàm.
- Rối loạn nội tiết tố: Trong thời gian mang thai, phụ nữ có thể bị mất cân bằng nội tiết tố. Điều này khiến cơ thể dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với chất độc hại, sử dụng mỹ phẩm gây hại cho da,… Từ đó, làm tăng nguy cơ bị chàm khi mang thai.
- Tinh thần căng thẳng: Khi mang thai, phụ nữ sẽ gặp tình trạng thường xuyên lo lắng và căng thẳng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Điều này dẫn đến khả năng mắc bệnh chàm của các bà bầu cao hơn những người bình thường.
- Dị ứng: Các loại dị ứng thường gặp là dị ứng hải sản, lông thú, phấn hoa, sự thay đổi thời tiết đột ngột,… Khi tiếp xúc với các chất này, hệ miễn dịch sẽ kích thích cơ thể tiết Histamin. Đây là một chất xúc tác làm cho cơ thể dễ bị chàm khi mang thai.
- Cơ thể thiếu vitamin và dư đạm: Trong quá trình ăn uống, nếu bà bầu hấp thụ quá nhiều chất đạm và thiếu hụt vitamin sẽ làm khả năng mắc bệnh chàm tăng cao. Vì vậy, phụ nữ khi mang thai nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình.
Dựa vào nguyên nhân và đặc điểm của các triệu chứng, bệnh chàm được chia thành rất nhiều loại. Trong đó, chàm đồng tiền là loại bệnh có các triệu chứng khá phức tạp như gây sốt li bì trong thời gian dài,…. Bà bầu nên tìm hiểu kỹ những thông tin về thể chàm này để phòng tránh.
Trị chàm ở phụ nữ mang thai
Điều trị bằng Tây Y
Thông thường, phụ nữ bị chàm khi mang thai sẽ hạn chế điều trị bằng Tây Y nhằm tránh cơ thể bị tương tác thuốc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển qua giai đoạn nặng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Tây nhằm làm giảm các triệu chứng như viêm mủ, nhiễm trùng, chảy máu vết thương,… hoặc áp dụng các phương pháp trị liệu đặc biệt.
Cụ thể:
- Dùng thuốc kháng Histamine H1: Nhóm thuốc này có tác dụng hạn chế sự kích ứng của cơ thể do dị ứng. Nhờ đó, ngăn chặn sự phát triển của vết chàm, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Một số loại thuốc kháng Histamine H1 thường được dùng là Terfenadin, Cetirizin, Mizolastine, Loratadin,…
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm sẽ giúp giảm khô căng, ngứa ngáy khó chịu ở vùng da đang bị chàm. Các loại kem dưỡng ẩm thường được dùng khi hỗ trợ điều trị chàm là Ceradan, Bioskin,…
- Áp dụng trị liệu bằng ánh sáng: Phương pháp này dùng một loại sóng ánh sáng đặc biệt chiếu lên các vết chàm nhằm giảm viêm nhiễm. Sau vài lần điều trị, các vết chàm sẽ dần thu nhỏ và biến mất.
Sử dụng các phương pháp dân gian
Các bài thuốc dân gian có nguyên liệu lành tính, đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai phụ. Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Bôi gel từ lá nha đam: Trong nha đam chứa nhiều các vitamin nhóm B, axit amin, vitamin K, Kẽm, Magie, Đồng,… Những thành phần này có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khô tróc và nứt nẻ da do chàm gây ra. Phụ nữ bị chàm khi mang thai chỉ cần lấy phần gel nha đam và bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm, sau đó đợi 25 phút rồi rửa lại với nước.
- Tắm lá trầu không: Theo nghiên cứu y học hiện đại, lá trầu không có chứa các axit amin, chavicol, caryophyllen, allylcatechol,… Chúng có tác dụng làm sạch da và giảm viêm do chàm gây ra rất tốt. Để xử lý các vết chàm, người bệnh chỉ cần đun 300 gam lá trầu không để lấy phần nước. Sau đó pha loãng với nước sạch để tắm rửa mỗi ngày.
Tuy nhiên, các bà bầu lưu ý những phương pháp này không thể chữa lành bệnh chàm ở giai đoạn nặng. Do đó, người bệnh lưu ý chỉ nên áp dụng cách thức này khi bệnh tình vừa mới khởi phát hoặc các triệu chứng ở mức độ nhẹ.
Những lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Khi phụ nữ bị chàm khi mang thai, chất bã nhờn trong cơ thể có xu hướng tiết ra nhiều hơn. Do đó, các bà bầu nên tắm rửa 2 lần 1 ngày và thường xuyên dùng khăn mềm để lau sạch cơ thể.
- Chườm mát vết thương: Khi mắc bệnh, thai phụ sẽ cảm thấy nóng bức, khó chịu tại các vết chàm. Để giảm triệu chứng này, bạn nên dùng khăn mát để đắp lên các vết chàm mỗi ngày.
- Uống nhiều nước: Bị chàm khi mang thai nên uống nhiều nước để có thể cấp ẩm cho da một cách tự nhiên, tránh tình trạng bong tróc, nứt nẻ và chảy máu trên các vết chàm.
- Bổ sung vitamin: Việc hấp thụ đủ vitamin sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh hơn. Người bệnh nên nạp vitamin cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các loại trái cây, rau củ, các loại hạt,…
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Người mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc mỗi ngày. Điều này sẽ giúp hệ thần kinh bớt căng thẳng. Từ đó, ngăn ngừa sự phát triển của các vết chàm và giúp quá trình điều trị hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề bị chàm khi mang thai. Tuy các triệu chứng chàm không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể sẽ di truyền sang thai nhi. Vì vậy, người mẹ cần tham khảo kỹ bài viết trên và tiến hành điều trị ngay khi bệnh vừa khởi phát.
Theo: EHIB