Trẻ em vốn có là da nhạy cảm và non nớt nên dễ mắc các bệnh lý da liễu. Vảy nến ở trẻ em làm nhiều cha mẹ lo lắng vì trẻ thường sẽ bị ngứa rát, khó chịu gây quấy khóc, biếng ăn. Hơn nữa, những triệu chứng của bệnh khá giống với bệnh chàm da, rôm sảy nên dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy để tiến hành kịp thời điều trị, cha mẹ cần nắm rõ các thông tin về căn bệnh này.
Dấu hiệu bệnh vảy nến ở trẻ em
Đây là bệnh da liễu xảy ra khi các tế bào da phát triển nhanh chóng rồi tích tụ ở bề mặt da, hình thành các mảng da màu đỏ kèm theo vảy trắng. Bệnh này làm cho người bị cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, đặc biệt là ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Thông thường, bệnh vảy nến có thể gặp ở nhiều đối tượng hay lứa tuổi, nhưng tập trung nhiều ở giai đoạn từ 15 – 30 tuổi, tuy vậy cũng có khá nhiều trẻ nhỏ mắc căn bệnh này.
Vảy nến ở trẻ em được chia ra nhiều loại, mỗi loại lại có những biểu hiện khác nhau. Sau đây sẽ là một vài triệu chứng điển hình ở từng loại, cha mẹ có thể tham khảo và nhận biết:
- Vảy nến tã lót: Tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, cha mẹ sẽ nhìn thấy nhiều vết tổn thương trên da trẻ xung quanh vùng mặc tã. Tuy vậy, thể này khá khó xác định vì khu vực mặc tã thường xuyên có các tổn thương da do nhiều lý do khác nhau.
- Vảy nến thể giọt: Bệnh này thường xuất hiện từ trẻ nhỏ cho đến độ tuổi thanh thiếu niên. Chúng ta có thể quan sát thấy các tổn thương nhỏ mang hình giọt nước trên bề mặt da. Trẻ thường mắc bệnh sau khi bị cảm lạnh, viêm họng liên cầu khuẩn,…
- Vảy nến thể mảng: Dạng này có thể gặp ở nhiều đối tượng và là loại bệnh phổ biến nhất khi chiếm tới 85 – 90% tổng số người mắc bệnh . Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của thể này là những mảng da lớn màu trắng hay màu bạc, thường ở các khu vực da đầu, khuỷu tay, đầu gối. Kích thước các mảng bám ở trẻ em sẽ nhỏ hơn so với người lớn.
- Vảy nến da đầu: Ở thể này, trẻ sẽ thường xuyên có những mảng vảy màu trắng trên da dầu, mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Đồng thời, các mảng trắng này sẽ rơi xuống khi trẻ gãi.
Nguyên nhân vảy nến ở trẻ em
Hiện tại, các nhà khoa học chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em, tuy nhiên có một số điểm liên quan đã được tổng hợp như sau:
- Yếu tố di truyền thường là nguyên nhân gây bệnh lớn nhất. Trong trường hợp cha mẹ bị vảy nến, trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị rất cao.
- Hệ miễn dịch có những ảnh hưởng xấu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh vì đây thuộc dạng bệnh tự miễn. Trẻ bị vảy nến khi những tế bào lympho T ở hệ miễn dịch cơ thể tấn công những tế bào da bình thường do nghĩ rằng chúng chứa tác nhân gây hại. Với tư thế của loại tế bào bị tấn công, da tự động dày lên và hình thành các mảng bám.
- Trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây hại khi kích hoạt các gen khiếm khuyết do các tác nhân ngoại vi. Mặc dù đây không phải lý do trực tiếp nhưng có thể khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Những yếu tố kích hoạt bệnh là:
+ Bệnh nhiễm trùng liên cầu khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào cổ họng gây xoang, làm cho hệ thống miễn dịch kích hoạt, phát hiện tình trạng thâm xâm nhập của virus streptococcus, nó sẽ yêu cầu những tế bào lympho T làm tổn thương các tế bào da khỏe mạnh.
+ Ảnh hưởng từ thuốc điều trị: Hệ miễn dịch sẽ rối loạn do những loại thuốc điều trị sốt rét, bệnh rối loạn lưỡng cực. Từ đó gây ra bệnh.
+ Da bị tổn thương: Một vài tổn thương cho da như các vết bầm tím, cháy nóng, vết trầy xước khiến bệnh vảy nến phát tán rộng rãi.
+ Béo phì: Có thể rất lạ nhưng đây là điều đã thực sự xảy ra. Vì vậy, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn uống khoa học là điều cha mẹ cần làm cho trẻ.
Chữa bệnh vảy nến ở trẻ em thế nào?
Nền y khoa thế giới hiện nay vẫn chưa tìm ra cách thức điều trị bệnh vảy nến dứt điểm. Hiện nay, những phương pháp được dùng thường xuyên sẽ hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh, chúng ta có thể lựa chọn chữa bằng Tây y, Đông y hay các mẹo dân gian phù hợp cho từng tình trạng bệnh cũng như điều kiện của gia đình.
Điều trị bằng Tây y
Với phác đồ điều trị Tây y, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của mỗi trẻ để đưa ra cách chữa thích hợp.
- Dùng thuốc bôi cho trẻ bệnh từ nhẹ đến trung bình: Thông thường sẽ được kê thuốc bôi trực tiếp, một số loại thuốc tham khảo như: Thuốc có chứa Corticoid, vitamin D, thuốc salicylic acid, thuốc anthralin,…
- Quang trị liệu: Đây là biện pháp dùng tia UV làm sự tăng sinh những tế bào da, đồng thời giảm viêm. Khi dùng quang trị liệu điều trị, người bệnh cần bôi thêm các loại kem dưỡng cung cấp ẩm nhằm giảm khó chịu cũng như hạn chế tình trạng ngứa da, đỏ da. Ngoài ra, tắm nắng cũng là một cách giúp trẻ em giảm vảy nến hiệu quả.
- Thuốc uống, thuốc tiêm: Đây là cách dành cho những trẻ bị vảy nến nặng và áp dụng những cách khác không còn tác dụng. Tuy vậy, phương pháp này cần được áp dụng cẩn thận và trong một thời gian ngắn kẻo sẽ gặp những tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm. Các bác sĩ thường kê những loại thuốc sau để chữa vảy nến cho trẻ: Thuốc retinoids, thuốc methotrexate, thuốc cyclosporine, thuốc intima,…
Điều trị bằng Đông y
Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ em với làn da nhạy cảm và non nớt sẽ không chịu được những tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây. Họ thường tìm tới những bài thuốc Đông y sẽ điều trị từ căn nguyên gốc rễ của bệnh và ít xảy ra tác dụng phụ. Một trong những bài thuốc phổ biến được áp dụng là:
- 40g hoa hoè sống, 40g thạch cao, 40g sinh địa, 40g thổ phục linh, 20g ké đầu ngựa, 12g tử thảo, 12g địa phu tử, 12g thăng ma, 4g chích thảo. Cha mẹ đem rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc với nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần thiết về tình trạng vảy nến ở trẻ em. Hy vọng chúng tôi đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các bậc cha mẹ. Tuy vậy, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi con bị vảy nến, cha mẹ cần đưa con đi khám chuyên khoa sớm và tiến hành chữa với một phác đồ thích hợp.