Vảy nến là một bệnh da liễu phổ biến với một số dấu hiệu đặc trưng như bong da, ngứa rát khó chịu. Dù đây là bệnh không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ nhưng đa phần người bệnh điều băn khoăn vấn đề vảy nến có tự khỏi không hay cần những phương pháp điều trị chuyên khoa. Đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Bệnh vảy nến có tự khỏi không?
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh đã chiếm tới 10% dân số thế giới. Đây là căn bệnh da liễu ở thể mãn tính, thường xuất hiện nhiều vào mùa đông, đặc biệt là khí hậu khô lạnh.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết bệnh này qua một số dấu hiệu như: Ngứa rát, bong da, nứt nẻ. Với mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau có thể gây ảnh hưởng phần nào tới sức khỏe của những ai bị vảy nến. Hiện tại, y khoa thế giới chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vẩy nến, đồng thời căn bệnh này cũng rất dễ tái phát. Điều cần làm là tìm ra phác đồ điều trị đúng cách để làm giảm các triệu chứng bệnh, ngăn chặn chuyển biến xấu cũng như biến chứng nguy hiểm khác.
Đây là căn bệnh phức tạp cần điều trị chuyên khoa dài hạn, không thể tự khỏi nếu không chữa trị. Nếu không chữa sẽ để lại một vài biến chứng như viêm kết mạc, viêm khớp vảy nến, thường xuyên đau mắt, rối loạn xúc cảm, xơ cứng động mạch, tiểu đường, tăng huyết áp,…
Chữa bệnh như thế nào?
Nền y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp cụ thể để điều trị bệnh, các biện pháp bây giờ vẫn là hỗ trợ giảm các dấu hiệu bệnh, kiểm soát bệnh và hạn chế nguy cơ lây lan sang những vùng da khác. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp phổ biến sau đây:
Chữa bệnh bằng phương pháp Tây y
Dù chưa xác định được nguyên nhân cụ thể cũng như phác đồ chữa trị triệt để bệnh này, nhưng những cách chữa Tây y cũng mang lại hiệu quả với việc làm giảm triệu chứng bệnh:
Trực tiếp điều trị vùng da bệnh
Đây là phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất với những bệnh nhân ở cấp độ nhẹ – trung bình. Các bác sĩ sẽ kê những loại thuốc được bôi trực tiếp lên vùng da bệnh. Những hoạt chất thông dụng nhất phải kể đến như salicylic acid, thuốc có chứa corticosteroid, chất gây ức chế calcineurin, một vài loại kem dưỡng ẩm.
Chữa bệnh toàn thân
Với những người bị vảy nến nặng, đã lan rộng sang các mảng da khác. Dường như sử dụng thuốc bôi không có tác dụng, vì vậy các bác sĩ thường kê thuốc uống hoặc thuốc tiêm cho các bệnh nhân nhằm kiểm soát tình trạng bệnh. Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mới có kết quả tích cực.
Chữa bệnh bằng Đông y
Các phương pháp điều trị bệnh bằng Đông y thường an toàn, ít tác dụng phụ và đem lại hiệu quả lâu dài hơn nên được nhiều người bệnh lựa chọn. Tham khảo một vài bài thuốc chữa bằng Đông y sau đây:
Bài số 1:
- Thang thuốc này bao gồm những vị dược liệu: 40g hoà hoa sống, 40g sinh địa, 40g thạch cao, 40g thăng nua, 40g thổ phục linh, 20g ké đầu ngựa, 12g tử thảo, 12g địa phu tử và 4g chích thảo.
- Rửa sạch các nguyên liệu này rồi đem đi sắc nước uống hàng ngày.
Bài số 2:
- Ở bài thuốc này, chúng ta sẽ gặp lại khá nhiều dược liệu thiên nhiên quen thuộc và dễ kiếm: 12g kinh giới, 12g rau má, 12g bồ công anh, 12g ké đầu ngựa, 12g bạc thau, 12g hạ khô thảo, 12g thổ phục linh, 12g xích đồng, 12g kim ngân hoa, 12g khổ sâm.
- Ta chia phần nguyên liệu trên thành 2 thang thuốc.
- Để sắc thuốc, ta đem các nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun. Một thang thuốc sử dụng được cho 2 ngày, uống 2 lần/ngày.
Sử dụng một số mẹo dân gian
Mẹo dân gian là các biện pháp chữa bệnh được sử dụng từ đời cha ông ta. Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng hiệu quả, tuy vậy vẫn có những bệnh nhân đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực nhờ phương pháp này. Lưu ý: Những phương pháp dân gian chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân nhẹ, mới khởi phát:
- Bạn chọn một cây nha đam, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, giữ lại thịt lô hội rồi nhẹ nhàng đắp lên những vùng da bị vảy nến sẽ hỗ trợ giảm những khó chịu, ngứa ngáy hiệu quả, làm dịu da nhanh chóng, bổ sung ẩm cho làn da.
- Hoà bột lúa mạch với nước nguội tạo thành 1 hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên vùng da bị bệnh sau khi đã được làm sạch. Đây là cách làm giảm nhanh triệu chứng ngứa, khó chịu.
- Sử dụng giấm táo chữa bệnh cũng là phương pháp khá phổ biến. Người bệnh chỉ cần thoa giấm táo vào những vùng da bị bệnh và ủ yên khoảng 15 phút. Sau đó tiến hành rửa sạch bằng nước ấm. Cách này giúp sát khuẩn, tiêu diệt các mảng bám và giảm ngứa.
- Ngoài ra, thường xuyên tắm nắng cũng sẽ giúp các vết vảy nến giảm đi đáng kể.
Hướng dẫn chăm sóc người bị vảy nến
Bên cạnh việc chữa trị, cách chăm sóc cũng ảnh hưởng nhiều tới tình trạng bệnh. Chăm sóc đúng cách giúp bệnh thuyên giảm nhiều và hạn chế nguy cơ tái phát. Một số lưu ý sau sẽ giúp người bị vảy nến chăm sóc mình tốt hơn:
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng cách tắm nước ấm hoặc nước mát mỗi ngày.
- Uống nhiều nước để cấp ẩm vào sâu bên trong cơ thể, trung bình mỗi ngày từ 2 – 2.5 lít.
- Kiêng các loại thực phẩm dễ kích ứng như đậu nành, hải sản, trứng, sữa,…
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
- Không dùng các loại hoá mỹ phẩm có nhiều hoá chất.
- Không sử dụng bia rượu, thuốc lá và các loại chất kích thích khác.
- Chủ động vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, khô ráo.
- Hạn chế gãi da vì điều này sẽ làm tổn thương làn da, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết về chủ đề vảy nến có tự khỏi không và một và phương pháp điều trị tích cực. Hy vọng chúng tôi đã đem đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc quan tâm. Chúc mọi người luôn khoẻ mạnh và sớm có làn da đẹp!