Hiện nay, bệnh tổ đỉa đang ngày một phổ biến hơn ở Việt Nam. Rất nhiều người thắc mắc bệnh tổ đỉa có lây không, có yếu tố di truyền không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Bệnh tổ đỉa được xác định như một thể đặc biệt của bệnh chàm, khi da đã có những tổn thương mãn tính, đặc điểm nhận dạng là xuất hiện nhiều mụn nước, chúng thường mọc ở tay chân là chủ yếu. Ở đây, mụn nước không dễ bị phá huỷ, gây ra tình trạng ngứa, khó chịu và chúng có khả năng tự biến mất sau 3-4 tuần.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến con người mắc triệu chứng bệnh tổ đỉa là do việc tay chân thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất đã lâu, sống trong môi trường ô nhiễm, không vệ sinh, nguồn nước không sạch. Do vậy, chính xác là bệnh không có nguy cơ lây từ người sang người.
Bên cạnh đó, theo một số quan điểm khác, người bị mắc bệnh này cũng có thể liên quan tới những vấn đề rối loạn ở hệ thần kinh, hệ miễn dịch hay những cơ quan nội tạng khác.
Mặc dù bệnh tổ đỉa không lây từ người sang người như những bệnh da liễu khác như viêm mô tế bào, mụn nhọt,… Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, những dấu hiệu bệnh sẽ bùng phát và lan ra các vùng da khác trên cơ thể.
Trong trường hợp bệnh tổ đỉa ở thể bội nhiễm (bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hay nấm), bệnh dễ dàng lây lan sang các vùng da khác qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh, mất thẩm mỹ khiến họ bị tự ti. Vì vậy, mọi người không nên lo lắng và xa lánh người mắc bệnh tổ đỉa. Việc kỳ thị, xa lánh sẽ làm cho người bệnh thêm áp lực, mệt mỏi, làm cho tiến triển bệnh trở nên xấu đi. Mọi người hãy khuyên bệnh nhân nên đi khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm và các vết tổ đỉa ngày một lan rộng hơn.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, dù chưa thể điều trị triệt để nhưng cũng giúp bệnh thuyên giảm nhiều phần, kiểm soát những triệu chứng gây bệnh và ngăn ngừa khả năng tái phát nếu tìm được được biện pháp xử lý.
Bệnh tổ đỉa lây sang người khác qua đường nào?
Như đã thông tin chi tiết ở đoạn trên, bệnh tổ đỉa không thể lây lan nhưng lại có khả năng di truyền. Vậy nên, khả năng cao sẽ lây lan từ đường di truyền trong những người cùng huyết thống, người thân trong cùng dòng họ, gia tộc.
Theo nhiều nghiên cứu y khoa đã được thống kê, đa phần những người bị bệnh tổ đỉa đều có các thành viên khác trong gia đình có tiền sử bị những bệnh da liễu như viêm da mãn tính, viêm da cơ địa, bệnh chàm…
Bên cạnh đó, bệnh tổ đỉa cũng có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái, tuy nhiên không phải hoàn toàn 100% đều bị lây. Người bị nhiễm bệnh do thường xuyên không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, bị nhiều căng thẳng và mệt mỏi, ảnh hưởng vấn đề từ các hệ nội tạng của cơ thể.
Khi bị bệnh tổ đỉa, chế độ ăn uống cũng là một vấn đề quan trọng cần đặc biệt lưu ý để không gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh. Vậy bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì? Tham khảo thêm bài viết để có những nhận định đúng đắn nhất!
Bệnh tổ đỉa có di truyền không?
Nếu muốn lý giải được vấn đề bệnh tổ đỉa có di truyền không, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh. Theo nhiều chuyên gia da liễu nhận định thì người bị bệnh tổ đỉa có rất nhiều nguyên nhân. Tổng hợp lại sẽ có 2 nhóm chính về nguyên nhân gây bệnh:
- Nguyên nhân chủ quan: Mầm bệnh xuất phát từ chính cơ thể người bệnh. Do rất nhiều vấn đề khác nhau như: Tuyến mồ hôi không ổn định, vi khuẩn, virus, nấm, ảnh hưởng hệ thần kinh,…
- Nguyên nhân khách quan: Xuất phát từ những yếu tố bên ngoài. Ví dụ: Môi trường ô nhiễm, làn da (đặc biệt da tay chân) thường xuyên tiếp xúc với hoá mỹ phẩm độc hại, dị ứng các loại thuốc, các loại chất bẩn hay thức ăn có vấn đề,…
Nếu như trong gia đình bạn có người ở thế hệ trước bị tổ đỉa hay những bệnh da liễu khác, bạn cũng có khả năng mắc bệnh cao do dây thần kinh giao cảm bị rối loạn. Khi đó, bạn sẽ mắc bệnh theo từng đợt, phát bệnh khi môi trường thay đổi, khi tiếp xúc với hoá chất, dị ứng,…
Tuy nhiên, bạn cũng không nên buồn bã, lo lắng quá nhiều. Bạn nên đi chữa sớm để kiểm soát bệnh tốt hơn hoặc áp dụng một số bài thuốc dân gian hiệu quả cũng là một ý kiến hay.
Ngoài ra, đối với người khoẻ mạnh, cần nâng cao ý thức phòng bệnh, chứ không chờ nên chờ đến khi bị bệnh mới đi chữa trị, vừa đau đớn vừa tốn kém:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa mỗi ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, bụi bẩn. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, nên vệ sinh sạch sẽ ngay sau đó.
- Sử dụng những loại xà phòng, dầu gội ít hóa chất, chiết xuất thiên nhiên thì càng tốt.
- Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít.
- Thường xuyên thay ga giường, rèm cửa, các loại vải bám bụi và vi khuẩn.
- Chọn quần áo, khăn tất là những chất liệu tốt, thoáng mát giúp cơ thể thoải mái hơn.
- Bổ sung nhiều rau củ, các loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng và chống chọi với bệnh tật.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại hải sản dễ dị ứng như tôm mực, các biển, thịt gà, thịt bò…
- Kiêng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Trường hợp nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn cần đi thăm khám sớm để có phác đồ điều trị kịp thời.
Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp cho bạn có nhiều hiểu biết về vấn đề bệnh tổ đỉa có lây không, có di truyền không. Mọi người không nên quá lo lắng khi bị bệnh tổ đỉa, tìm phương pháp chữa trị tốt để giúp kiểm soát được tình hình. Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Theo: EHIB