Bệnh tổ đỉa là bệnh lý ngoài da thuộc nhóm chàm thể tạng và chỉ phát sinh ở một số bộ phận nhất định. Bệnh gây nên những tổn thương nằm dưới lớp biểu bì và có nguy cơ diễn biến nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Để tránh tình trạng này xảy ra, người bệnh tổ đỉa nên tham khảo bài viết sau.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Tổ đỉa là một trong số những bệnh thuộc nhóm chàm thể trạng. Bất kỳ đối tượng nào từ trẻ nhỏ đến người già đều có thể mắc phải loại bệnh này. Triệu chứng điển hình của tổ đỉa là xuất hiện các hạt mụn nước bất thường nằm sâu dưới nhiều lớp da.
Vị trí xuất hiện các hạt mụn nước này chủ yếu nằm tại ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp khác, các hạt mụn nước có thể lan đến mu bàn chân và mu bàn tay.
Trong y học, bệnh tổ đỉa thuộc dòng bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Do đó, các triệu chứng diễn biến dai dẳng và thường xuyên tái phát. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt và công việc của người bệnh.
Phần lớn các triệu chứng bệnh tổ đỉa chỉ gây tổn thương và khó chịu trên bề mặt da. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm và hoại tử trên da.
Triệu chứng bệnh tổ đỉa
Như đã nhắc đến ở trên, bệnh tổ đỉa có một triệu chứng rất đặc trưng giúp bạn dễ dàng phân biệt với những loại chàm thể tạng khác. Điểm đặc trưng này là các hạt mụn nước mọc dưới lớp da rất dày và chỉ xuất hiện ở tay và chân. Nếu sờ lên các hạt mụn nước, người bệnh sẽ cảm thấy chúng khá cứng và khó bị vỡ khi cọ xát.
Trong khi đó, những loại chàm thể tạng khác có các tổn thương thường nằm trên lớp biểu bì đầu tiên. Các tổn thương này rất dễ bị vỡ khi có va chạm hoặc cọ xát nhẹ.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tổ đỉa, dưới đây là các triệu chứng bệnh đã được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện:
Xuất hiện hạt mụn nước
Dưới lớp da dày bất ngờ xuất hiện các hạt mụn nước li ti và có màu trong suốt. Chúng làm tay chân người bệnh tổ đỉa trở nên xù xì, lộm cộm do các hạt mụn trồi hẳn lên trên mặt da. Một số trường hợp khác, khi hạt mụn nước tồn tại trên da lâu, chất dịch bên trong có thể ngả thành màu hơi vàng.
Ngứa ngáy khó chịu
Nguyên nhân gây nên triệu chứng này xuất phát từ các hạt mụn nước. Ngay từ khi vừa xuất hiện mụn nước trên da, người bệnh tổ đỉa sẽ cảm thấy ngứa ngáy cả ngày. Điều này khiến người bệnh có xu hướng dùng tay gãi lên các hạt mụn nước. Từ đó, làm gia tăng số lượng các hạt mụn nước và kích thước của chúng.
Sưng đỏ
Ở giai đoạn nặng của bệnh tổ đỉa, các hạt mụn nước nằm cạnh nhau nhập lại thành một bọc nước lớn. Đồng thời, đường viền xung quanh mụn nước bắt đầu có màu đỏ và sưng tấy.
Đau rát da khi mụn nước bị vỡ
Do các hạt mụn gây nên tình trạng ngứa dữ dội, người bệnh tổ đỉa sẽ có thói quen gãi liên tục nhằm làm giảm cảm giác khó chịu. Điều này có thể làm hạt mụn nước bị vỡ và chảy chất dịch lỏng ra bên ngoài. Sau khi mụn nước vỡ, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát và xót da.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh tổ đỉa. Phần lớn những nghiên cứu về loại bệnh này đều đưa ra giả thuyết: Nguyên nhân gây bệnh là do cơ địa, di truyền, siêu vi xâm nhập,…
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lý do mắc phải tổ đỉa, dưới đây là các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng bị bệnh:
Do liên cầu khuẩn, vi khuẩn Proteus
Đây là loại siêu vi chuyên làm viêm hệ hô hấp và hệ tiêu hoá. Khi bệnh phát triển nặng, lượng độc tố từ chủng siêu vi này sẽ có khả năng làm cơ thể dễ mắc bệnh tổ đỉa rất cao.
Nấm kẽ chân – athlete’s foot
Loại nấm này sẽ làm các lớp da dưới chân bị bào mòn và mỏng đi rất nhiều. Điều này làm suy yếu nghiêm trọng khả năng bảo vệ của các lớp biểu bì, hạ bì. Do đó, chân của người bệnh rất dễ bị tổ đỉa khi tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường.
Dị ứng
Hiện nay, khá nhiều người có cơ địa dễ bị dị ứng với một số vật thể như hải sản, phấn hoa, lông thú,… Khi tiếp xúc hoặc hấp thụ các vật thể này, hệ miễn dịch của họ sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra IgE. Đây là một chất có khả năng chuyển đổi các tế bào tiền viêm thành chất trung gian. Các hợp chất trung gian này là yếu tố làm tăng nguy cơ khiến cơ thể phát bệnh tổ đỉa.
Tiếp xúc với các hóa chất độc hại
Một số người có đặc thù công việc phải tiếp xúc với nhiều hoá chất độc hại như nhân viên nhà xưởng phân bón, dược mỹ phẩm, cơ khí kim loại,… Khi các hoá chất này bám trên da trong thời gian dài, chúng sẽ tấn công và phá huỷ các tế bào biểu bì, hạ bì. Từ đó, da bị nhiễm độc và có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.
Ngoài ra, một số người có da nhạy cảm sẽ rất dễ bị tổ đỉa khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa chén, nước lau nhà,…
Di truyền
Theo các nhà khoa học, bệnh tổ đỉa có thể mang tính di truyền. Kết quả của nhiều cuộc khảo sát cho thấy, phần lớn những người bị tổ đỉa đều có người thân trong gia đình từng mắc bệnh thuộc nhóm chàm thể tạng.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Hiện nay, theo thống kê từ Bộ Y Tế chưa có ghi nhận nào cho thấy tổ đỉa gây tử vong cho người bệnh. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi không may mắc phải loại bệnh này.
Hầu hết các ảnh hưởng của tổ đỉa đến người bệnh chủ yếu là vấn đề thẩm mỹ và các biểu hiện khó chịu ngoài da. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất của bệnh tổ đỉa là các triệu chứng từ mụn nước gây nên nhiều cảm giác khó chịu, phiền toái.
Các vết mụn sẽ làm người bệnh ngứa ngáy dữ dội, họ thường phải gãi mạnh lên da để giải tỏa cơn bức bối. Tuy nhiên, sau khi gãi người bệnh tổ đỉa sẽ càng cảm thấy ngứa nhiều hơn. Thêm vào đó, vùng da bị tổn thương dần trở nên đau đớn và nóng rát.
Ngoài ra, một hậu quả khác do tổ đỉa có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh là bội nhiễm. Tình trạng này chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh ở giai đoạn nặng nhưng vẫn không điều trị đúng cách.
Nếu người bệnh tổ đỉa không biết cách chăm sóc, các hạt mụn nước sẽ ngày một phát triển với kích cỡ lớn và bị vỡ. Tình trạng vết mụn bị vỡ và người bệnh gãi nhiều dẫn đến xước da, từ đó tạo cơ hội cho bụi bẩn xâm nhập. Điều này khiến vết thương trên da phát triển thành bội nhiễm.
Bội nhiễm tổ đỉa là một hiện tượng da bị viêm loét nặng do các vết thương trên da bị nhiễm trùng. Lúc này, nhiều tế bào da bị chết dần và xuất hiện các bọc mủ màu vàng bao bọc trên vết thương. Cùng với đó, các độc tố tại ổ viêm sẽ làm người bệnh có cảm giác nóng rát và đau nhức trên da.
Nếu người bệnh tổ đỉa không tiến hành điều trị, hậu quả của việc bội nhiễm sẽ làm cho các độc tố xâm nhập vào máu gây nên triệu chứng sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân.
Như vậy, bệnh tổ đỉa không gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe sau này của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh sẽ gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống. Ở giai đoạn nặng, nếu không được điều trị và giữ vệ sinh cẩn thận, da có thể bị bội nhiễm. Tuy nhiên, theo Bộ Y Tế đã thống kê các ca nhập viện điều trị do bội nhiễm do tổ đỉa rất hiếm khi xảy ra.
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?
Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể tìm ra loại thuốc đặc trị bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng, bệnh tổ đỉa có thể hồi phục nhờ vào việc áp dụng nhiều loại thuốc giảm các triệu chứng.
Khi mắc loại bệnh này, các loại thuốc được dùng để hỗ trợ điều trị sẽ có tính dưỡng ẩm, giảm ngứa rát, kích thích các tế bào tự phục hồi, làm sạch và tạo một lớp màng bảo vệ trên da. Nhờ đó, các triệu chứng tổ đỉa bắt đầu giảm nhẹ mức độ và dần làm các hạt mụn nước tiêu biến.
Trong trường hợp người bệnh chỉ bị tổ đỉa ở giai đoạn nhẹ cộng với thể trạng tốt, các triệu chứng có thể tự hết sau 10-20 ngày. Đối với những người mắc bệnh giai đoạn nhẹ nhưng thể trạng yếu, các triệu chứng sẽ kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát sau một thời gian ngắn.
Để đảm bảo sức khỏe, khi phát hiện có triệu chứng bị tổ đỉa, người bệnh nên tiến hành xử lý càng sớm càng tốt. Đối với những người bị tổ đỉa ở giai đoạn nặng, việc dùng thuốc là rất cần thiết. Sau khi đã dùng thuốc, các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm và tiêu biến sau 1-2 tháng.
Tuy nhiên, với những người đã bị bội nhiễm, việc điều trị sẽ cần nhiều loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt,…. Lúc này, quá trình điều trị bệnh có thể mất từ 2-3 tháng.
Như vậy, tổ đỉa có thể chữa khỏi được không? Câu trả lời là có, nhưng các phương pháp y khoa chỉ có thể hỗ trợ bệnh hồi phục chứ chưa có tính đặc trị. Vì vậy, việc điều trị càng sớm sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Mẹo chữa tổ đỉa bằng giấm đơn giản
Sử dụng giấm để khắc phục các triệu chứng bệnh tổ đỉa là một trong số các phương pháp dân gian đã được ông cha ta truyền thụ qua nhiều năm nay. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, nguyên liệu dễ tìm kiếm, có thể sử dụng với nhiều đối tượng như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú,…
Giấm là một nguyên liệu thường được dùng để chế biến thức ăn, dạng lỏng, có vị chua. Nguyên liệu này được điều chế từ một số hợp chất hóa hoặc lên men tự nhiên bằng các loại trái cây.
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, thành phần chính của giấm có chứa một lượng lớn axit axetic. Lượng axit này có thể sát trùng các hạt mụn nước, giảm ngứa, giảm đau rát khá hiệu quả mà không gây hại cho da.
Dưới đây là một số cách dùng giấm để hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa:
Bôi nước giấm
Người bệnh tổ đỉa chỉ cần dùng nước giấm bôi trực tiếp lên các vùng da chứa hạt mụn nước. Sau đó, người bệnh đợi 15-20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Người bệnh kiên trì áp dụng cách này thường xuyên sẽ giúp làm sạch và ngăn ngừa vết thương phát triển hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên để giấm trên da quá lâu sẽ làm các tế bào bị mất nước và bong tróc.
Uống nước giấm kết hợp gừng tươi
Để tăng khả năng hồi phục, người bị tổ đỉa nên kết hợp giấm và gừng tươi. Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy 80ml giấm và 30 gam gừng tươi đã được cắt lát đem đi đun sôi với 500ml nước lọc.
Sau đó, người bệnh chắt lấy phần nước để nguội và uống hết trong 1 ngày. Người bệnh nên thường xuyên sử dụng mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao. Sau 5-8 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ dần thuyên giảm và biến mất.
Bệnh nhân bị tổ đỉa cần lưu ý rằng cách chữa trị bằng giấm chỉ mang tính chất hỗ trợ quá trình hồi phục, không phải là phương pháp đặc trị. Vì thế, khả năng bệnh chữa lành nhờ giấm không thể có tác dụng 100%.
Cụ thể, phương pháp này áp dụng cho trường hợp các hạt mụn nước chỉ xuất hiện rải rác trên da, chưa tụ thành từng cụm lớn, chưa bị sưng đỏ và không bội nhiễm. Với những người đang bị tổ đỉa với mật độ mụn nước quá dày đặc, người bệnh sẽ cần dùng đến thuốc bôi hoặc thuốc uống.
Trên đây là một số thông tin quan trọng giúp người bệnh đọc hiểu hơn về bệnh tổ đỉa. Khi phát hiện có các triệu chứng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị dứt điểm. Ngoài ra, đừng quên chăm sóc thân thể sạch sẽ để dự phòng tái phát hiệu quả hơn.
Theo: EHIB