Nổi mề đay là bệnh lý dị ứng gây ra nhiều khó chịu cho người mắc. Bệnh có nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Triệu chứng nổi mề đay
Nổi mề đay là hiện tượng trên da xuất hiện các mảng mẩn đỏ dày đặc một cách đồ ngột, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu . Trong số các bệnh dị ứng, nó là vấn đề phổ biến nhất khi có đến 2% đến 5% dân số gặp phải mỗi năm.
Nổi mề đay thường có các triệu chứng là:
- Cảm giác ngứa ngáy: Bệnh nhân bị nổi mề đay luôn cảm thấy châm chích, khó chịu tại khu vực nổi mẩn. Tình trạng này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu thời tiết nóng nực khiến bệnh nhân ra nhiều mồ hôi.
- Những vết nổi màu hồng nhạt hoặc các nốt nhỏ mọc dày đặc: Đây có thể xem là dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất của nổi mề đay. Đôi khi những vết nổi mẩn này khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi cứng. Chúng cũng xuất hiện trên mọi khu vực của cơ thể, từ mặt đến tứ chi.
- Cảm giác đau khi chạm vào: Triệu chứng này thường khá hiếm gặp, nó chỉ xảy ra khi da bị viêm nhiễm.
- Triệu chứng nổi mề đay toàn thân: Bên cạnh các dấu hiệu ngoài da, đôi khi người bệnh có khả năng cảm thấy mệt mỏi, bủn rủn tay chân, hơi thở nặng nề và thậm chí là nôn mửa.
Các chuyên gia thường phân loại nó thành hai dạng: Cấp tính và mãn tính. Với dạng nổi mề đay cấp tính, các triệu chứng thông thường sẽ biến mất sau vài ngày nhưng nếu là mãn tính, chúng có thể kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm.
Nguyên nhân nổi mề đay
Nổi mề đay xảy ra khi có một chất gây dị ứng tác động đến cơ thể và cơ thể phản ứng lại bằng cách tiết ra hoạt chất histamin. Histamin vốn được tạo ra bởi các dưỡng bào và tế bào miễn dịch, có nhiệm vụ “tiêu diệt” các chất gây dị ứng.
Một số các yếu tố gây kích ứng phổ biến cho cơ thể dẫn đến nổi mề đay gồm có:
- Các dị nguyên tồn tại trong môi trường không khí, ví dụ như phấn hoa, bụi bẩn, bụi mịn, lông chó mèo, nấm mốc,…
- Dị ứng với các loại thực phẩm, có thể kể đến như sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, kem chua,…), đậu phộng, hải sản (tôm, cua, cá, mực,…), trứng và các loại hạt (óc chó, hạnh nhân,…).
- Sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay
- Các vấn đề do nội tiết tố và hormone thay đổi, ví dụ như tiền mãn kinh, mang thai và bệnh lý tuyến giáp.
- Dị ứng với các thành phần hóa học trong các sản phẩm vệ sinh như nước rửa tay, xà phòng, dung dịch rửa vùng kín,…
- Dị ứng với các loại thuốc tân dược gây nổi mề đay, phố biến nhất là thuốc chống viêm NSAIDS, thuốc huyết áp, thuốc ức chế chuyển men, kháng sinh và codeine.
- Nhiễm trùng các loại vi khuẩn và virus gây hại, ví dụ như vi khuẩn viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu, virus cúm,…
- Phản ứng kích ứng do bị côn trùng đốt, ví dụ sâu róm, rệp, bọ chét, nhện, ve chó,….
- Căng thẳng, áp lực về cảm xúc hoặc thể chất, ví dụ: Lo lắng quá độ, stress, tập thể dục quá sức,…
- Các bệnh lý tự miễn dịch: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm gan,…Đây cũng là yếu tố chính dẫn tới nổi mề đay mãn tính.
Nổi mề đay có nguy hiểm không
Thông thường, nổi mề đay thường tự biến mất và không gây bất cứ nguy hiểm nào có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Khả năng mề đay để lại sẹo trên da hay gây bầm tím cũng rất hiếm xảy ra. Thế nhưng, nếu bạn chủ quan khi gặp phải tình trạng này, nó có thể dẫn đến một số biến chứng, nhất là với các tác nhân dị ứng.
Với các trường hợp dị ứng nghiêm trọng do thực phẩm, thuốc, chất hóa học,.., nổi mề đay không chỉ xuất hiện trên da mà còn cả trong đường thở. Điều này có thể khiến người bệnh khó thở, thậm chí tồi tệ hơn là suy hô hấp. Trong một số trường hợp khác, nổi mề đay mãn tính có thể còn là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như viêm gan hay ung thư gan.
Vì vậy, để tránh gặp hậu quả đáng tiếc, nếu phát hiện có những dấu hiệu của bệnh, cần ngay lập tức đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nổi mề đay có tự khỏi không
Bên cạnh các vấn đề liên quan đến nguyên nhân hay triệu chứng, nhiều người thắc mắc không biết nổi mề đay có tự khỏi không. Theo các bác sĩ, nổi mề đay có khả năng tự biến mất. Tuy nhiên, thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào yếu tố gây bệnh cũng như cơ địa và chế độ chăm sóc.
Hầu hết với các trường hợp dị ứng thông thường ở mức độ nhẹ hoặc nổi mề đay do căng thẳng thể chất, tinh thần thì sẽ tự khỏi sau khoảng một đến hai ngày mà không cần dùng thuốc. Nhưng đối với dạng mãn tính, cách duy nhất là tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bệnh mề đay có chữa khỏi được không?
Bệnh mề đay hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Giống như đã đề cập ở trên, mề đay cấp tính sẽ tự biến mất sau một vài ngày, trong khi nổi mề đay mãn tính thì cần thời gian lâu hơn. Việc điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như nguyên nhân gây ra, nhưng hầu hết các trường hợp đều cho đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị nổi mề đay dạng viên uống hoặc kem bôi tại chỗ.
Chữa nổi mề đay như thế nào?
Các biện pháp chữa mề đay hiện nay khá đa dạng, từ Tây y, Đông y đến các mẹo vặt tại gia. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp nào, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị trước. Dưới đây là một số các cách điều trị nổi mề đay phổ biến:
Các mẹo vặt tại nhà trị nổi mề đay
- Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh tại chỗ có thể giúp lưu thông các mạch máu, ngăn chặn cơ thể tiếp tục sản sinh histamin. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn mềm và vài viên đá lạnh để làm túi chườm. Tuy nhiên, bạn chú ý không nên áp trực tiếp đá lên vùng da đang nổi mẩn.
- Tắm yến mạch: Bột yến mạch có thể chống viêm và giảm ngứa do nổi mề đay rất hiệu quả. Cách chuẩn bị rất đơn giản, bạn chỉ cần pha vào bồn tắm một vài thìa canh bột yến mạch và ngâm mình trong đó khoảng mười đến mười lăm phút.
- Bột baking soda: Baking soda có tính kiềm, giúp giảm viêm, kháng khuẩn và trị ngứa nổi mề đay rất hữu hiệu. Bạn nhỏ vài giọt nước vào bột baking soda, trộn cho đến khi tạo hỗn hợp sánh mịn rồi thoa lên vùng da bị ảnh hưởng trong năm phút.
- Giấm táo: Trong giấm táo có một nguồn axit lactic dồi dào, có khả năng chống viêm, giảm ngứa, tiêu sưng. Bạn pha một thìa cà phê giấm táo với một thìa canh nước ấm rồi dùng bông gòn thoa hỗn hợp lên vùng da nổi mề đay.
- Gừng tươi, đường nâu và giấm gạo: Đây là một mẹo vặt dân gian từ người Trung Quốc, có tác dụng làm dịu cơn ngứa ngáy hiệu quả. Bạn đun sôi hỗn hợp đường nâu, gừng tươi xay nhuyễn và giấm gạo theo tỷ lệ ¼: 1: ¾. Sau đó, bạn pha loãng hỗn hợp với nước ấm rồi dùng để tắm rửa hàng ngày.
- Trà cây tầm ma: Cây tầm ma đã được chứng minh là có tác dụng như một chất ức chế histamin. Bạn có thể sử dụng nó để làm giảm các triệu chứng của nổi mề đay bằng cách như sau: Pha một đến hai thìa cà phê lá trà tầm ma với nước ấm và uống hàng ngày.
- Bổ sung viên dầu cá: Dầu cá rất giàu axit béo omega-3, có đặc tính chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Bạn chỉ cần sử dụng dầu cá dạng viên nang ba lần một ngày để “đánh bay” chứng nổi mề đay.
Sử dụng các bài thuốc Đông y trị nổi mề đay
Khổ Qua
Trong Đông y, Khổ qua có vị đắng, tính mát, thích hợp dùng trong thanh nhiệt, giải độc, trị ngứa ngoài da và lợi tiểu.
Cách sử dụng: Lá Khổ Qua dùng hai mươi lá, nấu lấy nước. Một phần nước lá dùng để uống, phần còn lại pha nước tắm hàng ngày. Thông thường, chỉ sau bốn đến năm ngày là bạn có thể cảm nhận được sự cải thiện nổi mề đay đáng kể.
Lục Đậu
Lục Đậu có vị ngọt, mùi hơi tanh và tính mát. Lục Đậu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, chỉ khát, lợi thủy vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện: Lục Đậu rang khô, xay nhuyễn thành bột mịn. Bạn có thể dùng bột đậu pha với nước ấm dùng hàng ngày hoặc trộn bột với dầu dừa rồi thoa lên vùng da bị nổi mề đay.
Tiết Hoa
Tiết Hoa theo Đông y có vị ngọt, tính mát và không độc. Vị thuốc này được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và ngăn ngừa chứng đau đầu. Đối với chứng nổi mề đay vì căng thẳng tâm lý hay do thay đổi thời tiết, Kinh Hoa là bài thuốc hiệu quả nhất.
Cách sử dụng: Bạn hãm vài bông Kinh Hoa sấy khô với 250ml nước sôi trong vài phút rồi sử dụng. Nếu thích, bạn có thể thêm vào trà một thìa cà phê mật ong nguyên chất sẽ có tác dụng giảm nổi mề đay.
Chân Lô Hội
Chân Lô Hội vị đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, sát trùng, thanh nhiệt và tiêu sưng.
Cách sử dụng: Sau khi loại bỏ lớp vỏ ngoài của Chân Lô Hội, bạn chiết lấy phần gel lỏng của cây. Dùng phần gel này thoa lên khu vực bị nổi mề đay có thể giúp giảm ngứa nhanh chóng.
Trị nổi mề đay với các thuốc Tây y
- Các thuốc ức chế histamin: Nguyên nhân của nổi mề đay là do cơ thể phản ứng với histamin nên các thuốc ức chế thường sẽ mang lại tác dụng tốt nhất. Chúng còn có tác dụng an thần, giúp giấc ngủ không bị gián đoạn bởi cảm giác ngứa ngáy. Một số loại thuốc ức chế histamin là: Ranitidine, cimetidin, omeprazol,….
- Thuốc chống trầm cảm doxepin: Đối với các trường hợp nổi mề đay do stress hay căng thẳng tâm lý, doxepin có tác dụng ức chế histamin H1 và histamin H2 cũng như giúp an thần hiệu quả.
- Corticosteroids: Corticosteroids giúp giảm nhanh các triệu chứng của nổi mề đay cấp tính, giảm viêm và tiêu sưng. Các bác sĩ khuyên rằng bạn chỉ nên sử dụng corticosteroids với liều lượng trong khoảng 20 đến 25 mg/ngày và theo dõi tình trạng sức khỏe đều đặn để tránh tác dụng phụ.
- Các thuốc điều hòa hệ miễn dịch: Các loại thuốc này thường được sử dụng trong các trường hợp bị nổi mề đay do các bệnh tự miễn. Thuốc truyền vào cơ thể bệnh nhân thông qua các ống dẫn. Một số ví dụ có thể kể đến như: Plasmapheresis, immunoglobulin và cyclosporin.
- Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene: Leukotriene giúp ức chế hoạt động của các dưỡng bào, từ đó khiến sự sản sinh histamin trong cơ thể giảm đi. Vì vậy, thuốc có tác dụng nhanh chóng trong việc giảm ngứa và tiêu sưng.
Chăm sóc người bệnh nổi mề đay
Bên cạnh việc điều trị, các biện pháp chăm sóc người bệnh nổi mề đay cũng đóng góp một vai trò quan trọng. Bạn cần lưu ý một số các vấn đề sau:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nổi mề đay có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thậm chí một số trường hợp còn mất ngủ vào ban đêm. Vì vậy, việc nghỉ ngơi để bổ sung năng lượng và thư giãn cơ thể là rất cần thiết. Bạn có thể chuẩn bị thêm một máy tạo ẩm trong phòng ngủ để tránh không khí quá khô khiến da thêm kích ứng.
- Lựa chọn các tranh phục phù hợp: Chất liệu vải và mẫu thiết kế có thể khiến tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay trở nên tồi tệ hơn. Bạn hãy lựa chọn các bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Nước giúp làm mát, thanh lọc và duy trì cân bằng trong cơ thể. Vì vậy, việc uống đủ nước là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ khuyên rằng mỗi người nên bổ sung từ 1.5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý và an toàn: Vì nổi mề đay có thể do dị ứng thức ăn gây ra, bạn nên chú ý đến các thực phẩm sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu vitamin E, C và A để giúp chống viêm hiệu quả. Ví dụ: Rau xanh, ớt chuông, cà chua, thịt ức gà, cá biển, dầu oliu, hẹ,…
- Hạn chế việc dùng tay hoặc đồ vật chạm lên vùng nổi mề đay: Triệu chứng ngứa ngáy có thể khiến nhiều người dùng tay gãi, cuối cùng gây tổn thương cho da. Bạn có thể giảm ngứa bằng cách tắm nước lạnh hoặc chườm đá lạnh.
Hy vọng những thông tin mà bài viết mang đến đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn về nổi mề đay. Ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn cần nhanh chóng đi thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị tốt nhất.
Theo: EHIB