Bệnh chàm sữa là một loại bệnh lý ngoài da thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Liệu loại bệnh này có nguy hiểm không? Chữa bao lâu thì khỏi? Cách chữa trị như thế nào? Tất tần tật những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bệnh chàm sữa là gì?
Chàm sữa là một những bệnh thuộc nhóm chàm thể tạng, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như lác sữa, eczema, viêm da cơ địa. Đặc trưng của bệnh chàm sữa là tình trạng viêm da mãn tính không lây nhiễm, xuất hiện các mảng đỏ trên má, làm da bị khô và căng tức. Nếu không được xử lý đúng cách, các vết chàm da sẽ lan xuống cổ, nếp gấp của chân, tay hoặc toàn thân.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa có thể do nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:
- Da mẫn cảm: Làn da của trẻ rất mỏng manh, do đó các tế bào biểu bì dễ bị kích ứng với khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng,…
- Yếu tố di truyền: Các nhà khoa học đã chứng minh, trẻ có bố hoặc mẹ từng bị hen suyễn, suy thận, suy gan sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn những bé khác.
- Sữa lên men trên da: Nếu phụ huynh không biết vệ sinh đúng cách sau khi cho trẻ bú, sữa sẽ đọng lại trên da, tiếp xúc với vi khuẩn, lên men, tấn công da bé và gây ra các đốm lác sữa.
- Dị ứng hóa chất: Một số loại xà phòng có chất tẩy rửa cao sẽ gây nên bệnh chàm sữa cho trẻ. Vì vậy, không nên để bé tiếp xúc với các loại bột giặt, nước lau nhà, nước rửa chén, sữa tắm dành cho người lớn,…
Chàm sữa bao lâu thì khỏi?
Bệnh chàm sữa bao lâu thì khỏi thường sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, sức đề kháng, cơ địa của từng trẻ. Cụ thể như sau:
- Trẻ trên 1 tuổi: Độ tuổi này có khả năng tự tái tạo da, kháng viêm khi bị chàm sữa tốt hơn các bé dưới 1 tuổi. Với những trẻ có cơ địa tốt, bé sẽ tự lành bệnh chỉ sau 5-6 ngày mà không cần dùng thuốc. Ngược lại, trẻ thể trạng yếu rất khó có khả năng tự lành bệnh. Các bé sẽ cần dùng các loại thuốc bôi, nhờ đó các vết chàm sẽ khỏi sau 7-10 ngày.
- Trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi: Ở độ tuổi này, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, các bé không thể tự khỏi bệnh chàm sữa. Lúc này, phụ huynh cần dùng các loại kem dưỡng hoặc kem chống viêm để bôi cho trẻ. Thời gian để trẻ bình phục sẽ mất từ 10-16 ngày.
- Trẻ dưới 2 tuổi: Theo khảo sát của các nhà khoa học, bệnh chàm sữa rất hiếm khi xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Nguyên nhân là do trẻ thừa hưởng một lượng kháng thể rất lớn do nhau thai truyền sang trong quá trình mẹ bé mang bầu. Lượng kháng thể này sẽ giảm dần sau khi trẻ trên 3 tháng tuổi.
Bệnh chàm sữa có ngứa không?
Ngứa là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh chàm sữa. Thông thường, triệu chứng ngứa sẽ xuất hiện cùng lúc với vết chàm trên mặt. Theo từng giai đoạn, mức độ ngứa của trẻ sẽ tăng dần. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn nhẹ: Trong giai đoạn này vết chàm trên mặt trẻ chỉ có màu hồng nhạt, hai bên má có dấu hiệu lột da nhẹ. Lúc này, vết chàm chỉ làm trẻ có cảm giác hơi ngứa ngáy trên khuôn mặt. Do đó, bé sẽ có phản xạ thường xuyên đưa tay lên cọ vào má.
- Giai đoạn nặng: Ở giai đoạn nặng, các vết chàm sữa có màu đỏ tấy, da bé trở nên căng tức, xuất hiện nhiều vết nứt và vảy trắng. Khi đó cơn ngứa ngáy đến dữ dội, khiến trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Điều này khiến trẻ thường đưa tay chà xát lên da mặt để giảm ngứa..
Chữa chàm sữa bằng lá trầu không?
Lá trầu không có tác dụng sát trùng, diệt vi khuẩn và kháng viêm cho vết chàm sữa rất hiệu quả. Các tinh chất trong lá trầu không sẽ giúp các tế bào bị tổn thương được tái tạo. Ngoài ra, cách điều trị này mang lại độ an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh có thể chọn một trong số các cách sử dụng lá trầu không dưới đây để điều trị cho trẻ.
Dùng nước cốt trầu không bôi lên da
- Rửa nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể bằng nước ấm và lau khô người cho trẻ.
- Dùng 300 gam lá trầu không ngâm nước muối 30 phút sau đó rửa sạch.
- Mang toàn bộ lá trầu đi xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt.
- Dùng bông tiệt trùng thấm nước trầu không và bôi lên các vùng da bị chàm.
- Cuối cùng để nước trầu không khô tự nhiên trên da trẻ, không cần rửa lại với nước.
Tắm lá trầu không
- Hái 300 gam lá trầu không, ngâm với muối trong 30 phút sau đó rửa sạch, để ráo.
- Đem lá trầu vò nát, sau đó đun sôi với 5 lít nước trong 20 phút để các tinh chất được hòa tan.
- Đổ nước vào một chiếc chậu lớn, cho bé ngồi vào, dùng một cái khăn nhỏ để tắm toàn bộ cơ thể.
Sudocrem có trị chàm sữa không?
Sudocrem là một loại kem bôi ngoài da có xuất xứ từ Úc. Theo như quảng cáo của nhà sản xuất, thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ.
Cụ thể, loại thuốc này sẽ có những công dụng như sau:
- Sát trùng nhẹ các ổ viêm, nhiễm trùng.
- Giảm viêm, thu nhỏ kích cỡ các tổn thương.
- Làm mềm và cấp ẩm tức thì, nhờ đó da của trẻ không bị căng tức.
- Giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên bề mặt da.
- Tạo lớp màng bảo vệ các tế bào da đang bị tổn thương, phòng tránh các siêu vi có hại thâm nhập.
- Kích thích các tế bào được tái tạo, nâng cao sức khỏe cho làn da.
Sudocrem được đánh giá khá lành tính với trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Lưu ý rằng, người dùng cần rửa thật sạch tay trước khi dùng kem bôi lên da.
Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh chàm sữa. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ, bạn nên tiến hành xử lý ngay khi nhận thấy các dấu hiệu từ bé, đồng thời dự phòng tái phát bằng các biện pháp phòng ngừa.
Theo: EHIB