Chàm là dạng bệnh da liễu gây viêm nhiễm vùng thượng bì của cấu trúc da cơ thể người. Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh chàm gây ra những vết lở loét, bong tróc, chảy máu rất đau đớn và khó chịu. Vậy, người bị bệnh chàm kiêng ăn gì để ngăn ngừa diễn tiến của bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn?
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm
Nguyên nhân gây bệnh
Chàm là căn bệnh da liễu thường gặp với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp nhất là:
- Do yếu tố di truyền: Trong một gia đình, nếu người bố hoặc người mẹ mắc bệnh chàm thì con cái cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này
- Mắc bệnh do môi trường sống: Khói bụi, hóa chất, phấn hoa, lông động vật,…
- Do cơ địa của mỗi người: Do người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến chức năng chuyển hóa hoặc mắc các bệnh mãn tính về gan, thận, hệ tiêu hóa,…
- Mắc bệnh chàm do hệ miễn dịch suy yếu, thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc thừa các chất cần thiết trong hệ miễn dịch.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Thường xuyên sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị….
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm
Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh chàm bao gồm:
- Vùng da bị khô ráp: Bệnh chàm khiến cho niêm mạc da bị tổn thương, mất nước dẫn đến thô ráp, nứt nẻ rất khó chịu.
- Da bị bong tróc, nứt nẻ, có thể chảy máu bất kể khi nào.
- Vùng da xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti, có chứa dịch khuẩn bên trong.
- Da nổi ban đỏ.
Đây là các dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh chàm. Tuy rằng nó không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh sẽ gặp rất nhiều phiền toái. Vì vậy, người bệnh cần kiêng ăn uống những thực phẩm có nguy cơ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh chàm kiêng ăn gì?
Khi có dấu hiệu của bệnh chàm, bên cạnh việc thăm khám và điều trị thì bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để kiểm soát và đẩy lùi bệnh tật hiệu quả.
Bởi trong các loại thực phẩm cần thiết cho con người, có những thực phẩm tốt cho người bị bệnh chàm nhưng lại cũng có những nhóm thực phẩm làm ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục tổn thương. Thậm chí còn khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy, mắc bệnh chàm kiêng ăn gì?
Nhóm thực phẩm tanh và đồ sống
Thực phẩm tanh, sống là nhóm thực phẩm có tính hàn, chứa các chất gây dị ứng. Chúng sẽ khiến cho các histamin (tế bào gây bệnh chàm) phát triển mạnh hơn và khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với những người bệnh thường xuyên ăn các thực phẩm tanh như: Tôm, cá, cua, trứng…hoặc ăn các món gỏi sống sẽ gặp phải tình trạng phát ban, ngứa ngáy và rất khó chịu ở các vùng da bị chàm.
Những thực phẩm nhiều đường và tinh bột
Tinh bột và đường là các nhóm chất sản xuất ra năng lượng cho cơ thể, giúp bạn có một cơ thể khỏe khoắn. Tuy nhiên, nếu bị bệnh chàm bạn lại cần phải tránh xa hoặc hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này.
Bởi môi trường ngọt và nhiều tinh bột là điều kiện thuận lợi và rất lý tưởng để vi khuẩn, nấm ký sinh phát triển. Khi bạn dung nạp tinh bột và đường cho cơ thể cũng là lúc vi khuẩn, tác nhân gây bệnh được tiếp thêm năng lượng khiến chúng tăng sinh và phát triển mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, ăn nhiều thực phẩm nhiều đường và tinh bột cũng khiến cho bạn tăng nguy cơ thừa cân, tăng cân khó kiểm soát. Điều này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác như làm rối loạn chức năng gan và dạ dày. Bởi các bộ phận này phải tích cực hoạt động để chuyển hóa các chất bạn đã dung nạp vào cơ thể.
Chính vì vậy, nếu mắc bệnh chàm bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này để ngăn ngừa diễn tiến của bệnh. Đồng thời giúp bản thân kiểm soát được cân nặng của mình.
Các thực phẩm giàu chất béo
Các thực phẩm giàu chất béo được chia thành hai nhóm là chất béo có lợi và chất béo xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các loại cá, các loại hạt, ngũ cốc và dầu thực vật là các thực phẩm giàu omega 3, omega 6 và các loại axit béo có lợi cho sức khỏe. Đây là nhóm thực phẩm mà các chuyên gia Dinh dưỡng luôn khuyên chúng ta tích cực bổ sung để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và minh mẫn.
Ngược lại, chất béo có hại thường có trong nội tạng động vật, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh,…Đây cũng là nhóm thực phẩm gây ra những tác động xấu cho cơ thể.
Với người mắc bệnh chàm thì các chất béo xấu này sẽ khiến cho tuyến bã nhờn dưới da tăng cường hoạt động. Dẫn đến tình trạng chàm trở nên nghiêm trọng, vùng da bị tổn thương loang rộng hơn. Hơn nữa, các chất béo có hại cũng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và dễ khiến cho bệnh chàm tái phát trở lại sau điều trị.
Kiêng các thực phẩm từ sữa
Sữa và các đồ uống từ sữa cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh chàm thì đây lại là nhóm thực phẩm cần hạn chế. Bởi vì trong sữa có rất nhiều chất đạm. Khi dung nạp thành phần này vào cơ thể sẽ tạo cơ hội cho các vùng da tổn thương bị kích thích gây ra cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Do đó, người mắc bệnh chàm cần kiêng nhóm thực phẩm này.
Người mắc bệnh chàm cần kiêng mật ong
Mật ong là dược liệu thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe con người. Với các hoạt chất dinh dưỡng có tác dụng chống lão hóa, giữ ẩm da hiệu quả. Nhưng trong các thành phần dinh dưỡng của mật ong lại có một chất gọi là odium laury sulfate. Đây là hoạt chất gây dị ứng khá mạnh. Vì vậy, không phải ai cũng có thể sử dụng được mật ong.
Với những người mắc bệnh chàm thì lại càng phải kiêng loại thực phẩm này để tránh gây kích ứng da, khiến cho các vết chàm càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài các nhóm thực phẩm kể trên, người mắc bệnh chàm cũng cần kiêng sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu, bia, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn,…Đây là các loại đồ uống có hại cho sức khỏe tất cả mọi người. Những người mắc bệnh chàm thì càng phải kiêng cữ nhóm đồ uống này. Bởi các chất kích thích, cafein có trong rượu bia, thuốc lá sẽ khiến cho vết chàm bị phát ban đỏ, ngứa ngáy và đau rát hơn.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi để giải đáp đến bạn đọc câu hỏi “bệnh chàm kiêng ăn gì?”. Hy vọng với những kiến thức chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc biết cách chăm sóc sức khỏe khi bị chàm hiệu quả hơn. Chúc bạn đọc sức khỏe!