Bệnh chàm là một trong những bệnh da liễu phổ biến, có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu bệnh chàm có lây không? Có di truyền sang nhiều thế hệ không? Để giải đáp tất tần tật các vấn đề trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Bệnh chàm có lây không?
Bệnh chàm hay còn biết đến với tên gọi Eczema, là một loại bệnh lý khởi phát trên da. Khi mắc bệnh chàm, da sẽ hình thành những mảng đỏ, nổi các mụn nước, gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu để lâu không chữa trị, các vết chàm có khả năng bị bội nhiễm, dẫn đến viêm loét, từ đó sẽ để lại sẹo trên da.
Vậy liệu bệnh chàm có lây không? Để trả lời cho câu hỏi này người bệnh cần xem xét đến các tác nhân gây bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bởi vì các tác nhân gây bệnh không có yếu tố nhiễm virus nên bệnh chàm không có khả năng lây lan từ người sang người.
Tuy bệnh không lây nhiễm chéo nhưng các vết chàm có thể lây từ vị trí này sang vị trí khác, rồi lan rộng khắp cơ thể. Điều này xảy ra khi người bệnh gãi ngứa, cọ xát vào vùng da bị thương, khiến các mụn nước vỡ ra. Các dịch nhầy từ mụn nước sẽ lây sang vùng da lân cận, từ đó phát triển thành khu vực nhiễm bệnh mới.
Tình trạng này xảy ra thường xuyên ở trẻ em, vì chúng chưa có ý thức chăm sóc da và không thể kiểm soát được hành động cọ xát của mình. Nếu trẻ tiếp tục cọ tay lên vùng da bị thương sẽ khiến tốc độ lây lan nhanh chóng hơn, dẫn đến khó khăn trong việc chữa trị.
Ngoài ra, tất cả các thể chàm đều có khả năng lan rộng và gây ra nhiều tác hại đối với làn da người bệnh. Điển hình là thể chàm gây bong tróc biểu bì da, tạo nên các lớp vảy trắng. Đây cũng là một thể chàm cần lưu ý, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong bài viết: Chàm khô tróc vảy.
Để điều trị dứt điểm bệnh chàm và hạn chế tình trạng lan rộng, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau:
Dùng thuốc Tây.
- Dung dịch bôi ngoài da như Vioform, Jarish,..
- Các loại kem dưỡng ẩm như Ceradan, Eumovate,…
- Thuốc kháng Histamin như Chlorpheniramine, Loratadin,…
- Các loại thuốc chứa Corticoid.
Tuy nhiên, người bệnh lưu ý dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng để hạn chế khả năng gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn, phù nề, loãng xương, mất cân bằng nội tiết,…
Áp dụng các phương pháp dân gian.
- Dùng lá ổi: Lá ổi có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cao, rất hữu hiệu trong việc điều trị bệnh chàm. Người bệnh chỉ cần lấy một nắm lá ổi đem đi rửa sạch, rồi đun sôi với 200ml nước. Sau 10 phút, người bệnh đổ ra bát để nguội, lấy khăn bông thấm rồi thoa nhẹ lên vùng da bị thương.
- Dùng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng cấp ẩm cho da nên rất phù hợp với bệnh chàm khô tróc vảy. Người bệnh sử dụng một ít dầu dừa, thoa nhẹ lên vùng da bị thương, xoa bóp nhẹ trong vòng 5 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Duy trì áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ nhận thấy các lớp da bong tróc thuyên giảm rõ rệt.
Bệnh chàm có di truyền không?
Theo những nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ di truyền của loại bệnh này lên đến hơn 60%. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần bố hoặc mẹ bị bệnh chàm, khả năng đứa con cũng mắc bệnh là rất cao. Tuy nhiên, không ít trường hợp bố mẹ bị chàm nhưng lại không di truyền sang con. Thật ra, để giải thích vấn đề này mọi người nên cân nhắc đến các yếu tố gây bệnh chàm.
Trường hợp bệnh chàm phát sinh bởi các tác động từ môi trường hoặc nấm, bệnh sẽ không có khả năng di truyền. Ngược lại, nếu mắc bệnh do hệ miễn dịch suy yếu hoặc rối loạn nội tiết tố, nguy cơ bệnh di truyền từ đời này sang đời khác là rất cao.
Đặc biệt, nhiều trường hợp gia đình không có tiền sử mắc bệnh, nhưng do thể trạng dễ dị ứng, sức đề kháng yếu, thói quen sinh hoạt không tốt,… đời con cũng có khả năng mắc chứng bệnh này. Hơn nữa, chàm là loại bệnh mãn tính, khả năng tái phát rất cao. Nếu không trị dứt điểm và dự phòng tái phát đúng cách, bệnh sẽ phát sinh trở lại.
Để hạn chế tình trạng này xảy ra, người bệnh nên thực hiện tốt công tác phòng ngừa như sau:
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh.
- Tắm rửa mỗi ngày để loại bỏ các bã nhờn, bụi bẩn, mồ hôi,… Lúc lau khô người, nên sử dụng khăn bông mềm để tránh gây cọ xát lên vết thương.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng khí, hạn chế khả năng vi khuẩn bám lên các vật dụng hằng ngày.
- Giữ ấm cho cơ thể những khi nhiệt độ xuống thấp để giảm tình trạng khô da, nứt nẻ. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý nên mặc nhiều lớp áo thay vì sử dụng áo len vì chúng sẽ khiến làm da khô hơn.
- Hạn chế mặc những trang phục bó sát sẽ gây bí và kích ứng da.
- Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và sớm phát hiện các bệnh tiềm ẩn.
Thiết lập khẩu phần ăn khoa học.
- Tiêu thụ nhiều trái cây, rau củ giàu vitamin, chất xơ, nhằm tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại.
- Tránh sử dụng các thực phẩm chiên xào, đồ ăn cay nóng, hải sản,… khiến triệu chứng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Uống đủ nước từ 2-3 lít mỗi ngày để cấp ẩm cho da và duy trì quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,… sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch.
Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại.
- Luôn đeo khẩu trang hoặc mặc đồ bảo hộ khi đến những công trường xây dựng, nhà máy hóa chất,…
- Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa có trong xà phòng, bột giặt, thuốc tẩy,…
- Nếu cơ địa dễ bị dị ứng, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật,…
Trên đây là một số thông tin giúp người bệnh giải đáp được vấn đề “Bệnh chàm có lây không?”. Hy vọng qua bài viết này người bệnh đã biết cách trị bệnh dứt điểm để hạn chế lây sang vùng da mới, đồng thời hiểu rõ đặc tính di truyền, tái phát của bệnh chàm và có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Theo: EHIB