Bệnh chàm da là loại bệnh ngoài da khá quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Theo thống kê của Viện da liễu Trung ương, có đến 60% dân số đã từng bị chàm da ít nhất 1 lần trong đời. Vậy bệnh chàm có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Bệnh chàm là gì?
Chàm là khái niệm chung dùng để chỉ một số loại bệnh ngoài da. Các loại bệnh này đều có những đặc điểm giống nhau là gây ngứa, ửng đỏ, sần sùi và mất tính thẩm mỹ trên da. Tất cả các triệu chứng của bệnh chàm chỉ xuất hiện bên ngoài lớp biểu bì và hạ bì. Bệnh sẽ không gây ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào bên trong cơ thể.

Trong y học, bệnh chàm còn có tên gọi là Eczema. Phần lớn những đối tượng mắc bệnh thường rơi vào trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và những người có thể trạng yếu. Dựa vào hình dạng của các vết chàm, bệnh được chia thành các loại sau:
- Bệnh chàm do dị ứng.
- Bệnh chàm đồng tiền.
- Bệnh chàm tiết bã.
Các loại bệnh chàm có nhiều mức độ bệnh khác nhau, bao gồm cấp tính và mãn tính. Dù ở mức độ nào bệnh cũng không gây nên biến chứng nghiêm trọng. Mặt khác, việc điều trị loại bệnh này khá đơn giản và có thời gian hồi phục nhanh chóng.
Triệu chứng bệnh chàm
Như đã nói ở trên, bệnh chỉ xuất hiện các dấu hiệu ở ngoài da. Do đó, bệnh chàm rất dễ nhận biết và phân biệt với các loại bệnh khác. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Da nổi các mảng đỏ: Một vị trí bất kỳ trên da có dấu hiệu ửng đỏ bất thường. Các mảng đỏ sẽ tập trung thành từng cụm, có thể gây ngứa hoặc không.
- Khô tróc: Sau 1 ngày bị nổi mẩn, các tế bào dần mất độ ẩm, da bắt đầu khô căng. Người bệnh có cảm giác làm da sắp bị nứt và căng tức khó chịu. Thêm vào đó, bề mặt da xuất hiệu nhiều lớp sừng trắng. Chúng càng ngày càng nhiều và dần tróc khỏi bề mặt da.
- Ngứa: Sau 3 ngày kể từ triệu chứng đầu tiên, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa liên tục. Nếu dùng tay gãi quá nhiều, vết thương sẽ bị nhiễm trùng và lan rộng sang các vùng da lân cận.
- Mụn nước: Tại các cụm mẩn đỏ lớn dần xuất hiện các hạt mụn nước li ti. Các hạt mụn nước rất dễ bị bể và nhiễm trùng. Tình trạng này thường xuất hiện sau 1-2 tuần kể từ khi mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh chàm
Có nhiều nguyên nhân hoặc yếu tố tác động gây nên bệnh chàm. Trong đó, một số nguyên nhân điển hình như sau:
- Bẩm sinh: Những người có bố hoặc mẹ từng bị chàm thì khả năng nhiễm bệnh là khá cao.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Các loại bệnh như xơ gan, suy thận, viêm đại tràng,…sẽ gây nên chàm trên da.
- Thể trạng: Trong cơ thể một số người chứa các hoạt chất tự nhiên dễ bị kích ứng khi có tác nhân bên ngoài ảnh hưởng. Các yếu tố có thể gây nên dị ứng là lông động vật, hải sản, các thức ăn lên men,….
- Các yếu tố từ môi trường: Môi trường ô nhiễm, thói quen sinh hoạt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng mắc và tái phát bệnh.
Một số yếu tố về môi trường dẫn đến bệnh chàm bao gồm:
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như: Chlorocid, sulfamid, penicillin,…
- Môi trường ẩm thấp, chứa nhiều siêu vi, nấm mốc, bụi bẩn,…
- Sử dụng quần áo ẩm mốc và các dụng cụ cá nhân không hợp vệ sinh.
- Sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa các hóa chất gây hại cho da.
- Chất độc từ các loại côn trùng như rệp, bọ,…cũng có thể gây nên loại bệnh này.
Bệnh chàm có nguy hiểm không?
Bệnh chàm được đánh giá là không quá nguy hiểm và nó có thể tự hết hoặc chỉ cần điều trị bằng một số cách đơn giản. Tuy nhiên, dù cho vậy thì người bệnh cũng tuyệt đối không được chủ quan khi mắc bệnh vì nếu không điều trị đúng nó có thể sinh ra một số biến chứng khó điều trị hơn như:
- Nhiễm trùng do siêu vi khi người bệnh gãi quá nhiều làm các nốt mụn bị vỡ, xây xước tạo ra vết thương hở, làm vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng, lở loét da.
- Hoại tử mô mềm: Xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng quá nặng, thường kèm thêm sốt cao.
- Sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.

Bệnh chàm có chữa được không?
Việc chữa trị bệnh chàm được coi là rất đơn giản nếu người bệnh tiến hành xử lý ngay khi phát hiện triệu chứng. Thậm chí, bệnh có thể tự hết chỉ sau 3-4 ngày. Đối với những người có thể trạng và hệ miễn dịch tốt, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng ở mức nhẹ. Lúc này, trên da xuất hiện các mảng đỏ với kích thước nhỏ, chúng sẽ tự tiêu biến trong vài ngày.
Ngoài ra, bệnh chàm có tự khỏi được không còn dựa vào cấp độ bệnh. Đối với những người bị chàm cấp tính, bệnh nhân có thể tự khỏi sau 2 tuần. Nếu là bị chàm mãn tính thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 1 năm.
Chữa bệnh chàm bằng thuốc nam
Chữa bệnh chàm bằng thuốc nam là việc sử dụng các loại thảo mộc lành tính, dễ tìm kiếm, dễ sử dụng. Đa phần các cây thuốc nam đều chú trọng vào việc thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể và có thể chứa một lượng nhỏ kháng sinh giúp giảm viêm ngứa.
Dùng lá Trà Xanh
- Lấy 200 gam lá trà xanh ngâm muối, rửa sạch và để ráo nước.
- Mang toàn bộ lá trà đun sôi với nước trong vòng 10 phút.
- Chắt lấy phần nước, để nguội và dùng khăn lau lên các vết chàm.
Dùng lá Ổi
- Hái 200 gam lá ổi đem ngâm muối 30 phút, sau đó rửa sạch để ráo nước.
- Đun sôi toàn bộ lá ổi với một ít muối trong 10 phút.
- Dùng nước lá ổi còn ấm để tắm toàn thân.
Dùng lá Sim
- Hái 200 gam lá sim, ngâm với muối trong 30 phút sau đó rửa sạch.
- Đem lá sim đi đun sôi cho đến khi nước cô đặc thành keo lỏng.
- Dùng tăm bông để bôi keo lỏng lên các vết chàm.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh chàm. Hy vọng qua đó người bệnh đã hiểu rõ về các đặc tính, triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Hãy theo sát tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Mong chúc các bệnh nhân sớm ngày hồi phục.
Theo: EHIB