Ở trẻ em, bệnh hô hấp được coi là một bệnh rất đáng sợ, bởi nó diễn tiến rất nhanh. Khi thấy con thở khò khè bất thường, cha mẹ rất lo lắng. Đây là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều bệnh hô hấp, do đó, cha mẹ nên chú ý.
Nguyên nhân trẻ bị ho sổ mũi thở khò khè
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về đường hô hấp, nhất là triệu chứng bé bị ho sổ mũi thở khò khè, mẹ cần chú ý những nguyên nhân sau đây:
- Các cơn khò khè xuất hiện nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé tiếp xúc với khói và các tác nhân gây kích ứng.
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày.
- Với trẻ dưới một tuổi, bé bị ho sổ mũi thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản bị chèn ép bởi các mạch máu lớn.
- Trong thời gian bị sốt, ho, trẻ cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường.
Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, bé sẽ thường xuyên ho, khàn tiếng và khó thở vào ban đêm. - Trẻ có thể bị tim bẩm sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái.
- Có dị vật ở đường thở.
- Các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi.
- Bé bị ho sổ mũi thở khò khè có thể là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh nặng hơn, bạn nên cho bé đi khám để kịp thời điều trị tránh gây nguy hiểm.
Cách điều trị khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Bé bị ho sổ mũi thở khò khè, trước tiên mẹ cần chú ý vệ sinh sạch mũi bằng cách sau:

Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng đầu. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.
Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục chai nước muối biển trong 2-3 giây.
Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
Uống nhiều nước
- Việc uống nhiều nước không chỉ giúp cơ thể phát triển bình thường mà còn có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng, giúp bé được thoải mái hơn.
- Mẹ nên cho bé uống nước ấm có pha chút chanh. Cũng có thể pha thêm đường hay mật nếu bé không quen với vị chua của chanh. Đây là phương pháp giúp bé bị ho sổ mũi thở khò khè tạm biệt triệu chứng này nhanh chóng.
Giữ ấm cơ thể
Khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè, giữ ấm cơ thể là điều đầu tiên nên thực hiện. Nếu giữ ấm cơ thể thì dù không cần uống thuốc, bé cũng hết sổ mũi chỉ sau một thời gian ngắn.
Trị bằng tỏi và gừng
Một số bài thuốc bằng tỏi và gừng giúp chấm dứt tình trạng bé bị ho sổ mũi thở khò khè:

- Cách 1: Nấu nước tỏi bằng cách đun sôi khoảng 250ml nước, cho 4 tép tỏi to đã băm nhuyễn vào cùng với 5ml nước ép hành và 1 chút muối. Cho trẻ uống nước này ít nhất hai lần mỗi ngày.
- Cách 2: Dùng giấy bạc bọc kín khoảng 4 đến 5 tép tỏi to còn nguyên vỏ và nướng trên lửa. Chú ý đảo đều tay cho đến khi ngửi thấy mùi thơm. Khi giấy bạc đã nguội, bóc bỏ lớp vỏ đen, cho vào chén, thêm khoảng 20ml nước đun sôi để nguội rồi ép thật mạnh tay để tỏi nát đều. Gạn lấy nước tỏi ép và cho bé uống ngay từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
- Cách 3: lấy một mảnh nhỏ của rễ gừng, vắt và uống nước để trị khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè. Lặp lại quá trình 3-4 lần một ngày để đạt hiệu quả nhanh hơn.
Sử dụng tinh dầu tràm
Đây là phương pháp phòng bệnh và chữa trị khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè. Khi tắm cho con, mẹ có thể nhỏ từ 1-2 giọt tinh dầu tràm vào nước tắm. Cách này giúp làm ấm người và tránh được các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả.
Nhận biết sớm khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè giúp mẹ điều trị cho bé dễ dàng hơn, tránh để lâu gây ra những biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.