Bà bầu bị ngứa nổi mề đay không chỉ gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật mà còn khiến tâm lý thai phụ bị tác động tiêu cực. Làm sao để chấm dứt tình trạng này? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây!
Bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không
Bà bầu bị ngứa nổi mề đay có thể xảy ra trong bất cứ khoảng thời gian nào của thai kỳ. Tình trạng này đặc trưng bởi các mảng mẩn ngứa màu hồng nhạt trên vùng da cánh tay, chân, lưng, bụng,…
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bà bầu bị ngứa nổi mề đay thường là do sự thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể, khiến làm da bị khô và trở nên nhạy cảm hơn. Bên cạnh đó còn có một số những yếu tố khác như dị ứng thực phẩm, thuốc, phấn hoa, lông thú, bụi bẩn hoặc do côn trùng cắn.
Bà bầu bị ngứa nổi mề đay gây khó chịu về cả thể chất lẫn tinh thần. Nhiều chị em phụ nữ cũng thắc mắc không biết liệu tình trạng này có nguy hiểm hay không. Theo các bác sĩ, hầu hết các trường hợp nổi mề đay do thai kỳ đều là hiện tượng sinh lý bình thường. Nó cũng không có khả năng gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên chủ quan khi cơ thể bị nổi mề đay, đặc biệt là khi vùng mẩn ngứa xuất hiện ở cả vùng kín. Thêm vào đó, nếu bà bầu là người bị dị ứng nặng, đôi khi mề đay sẽ kèm theo nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như khó thở, sưng đường thở, chóng mặt, buồn nôn,…
Vì vậy, để đảm bảo an toàn tối đa cho mẹ và bé, bà bầu khi có bất kỳ các dấu hiệu khả nghi nào của bệnh nên đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất.
Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai
Các triệu chứng thường gặp nhất của chứng nổi mề đay khi mang thai là:
- Các mảng da bị nổi mẩn có màu hồng hoặc đỏ nhạt. Khi chạm vào chúng có cảm giác hơi sưng tấy và căng cứng.
- Bà bầu có thể sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ở các vùng da nổi mề đay, đặc biệt là khu vực bầu ngực, đùi, mông và bụng. Bởi vì đây đều là những nơi da bị kéo căng khi người phụ nữ mang thai.
- Da của những khu vực bị mẩn ngứa thường bị khô, chạm vào có nhận thấy sự thô ráp ở tay.
- Trên da cũng có thể xuất hiện những vết nổi đỏ như lằn roi, đặc biệt là ở xung quanh chân, tay và lưng.
- Bà bầu cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, thậm chỉ là buồn nôn và nôn mửa.
“Rất nhiều chị em không chỉ bị nổi mề trong thai kỳ mà còn phải chịu đựng nó ở cả giai đoạn sau sinh nở. Vậy làm sao để đối phó với tình trạng đó? Mời bạn đọc tham khảo bài viết về chủ đề nổi mề đay sau sinh để tìm ra câu trả lời!”
Bà bầu bị ngứa nổi mề đay phải làm sao?
Bà bầu bị ngứa nổi mề đay tuy rằng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc nhưng với bà bầu, điều này cần đặc biệt thận trọng. Bởi vì, dùng thuốc trong thời gian thai kỳ rất dễ gây ảnh hưởng đến em bé.
Tốt nhất là bà bầu nên được tư vấn và kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa để giảm thiểu tối đa các nguy cơ xấu.
Bài viết xin chia sẻ một số các biện pháp đơn giản, dễ áp dụng mà các chị em bị nổi mề đay khi mang thai có thể thử:
Luôn luôn giữ ẩm cho làn da
Làn da quá khô ráp có thể là lý do khiến tình trạng mẩn ngứa ngày càng tồi tệ. Chính vì vậy, các bà bầu cần chú ý cấp ẩm cho da thường xuyên bằng các loại nước hoa hồng hoặc kem dưỡng. Bà bầu cũng có thể thử dùng gel nha đam tươi để giữ ẩm cho da.
Bên cạnh đó, bà bầu bị ngứa nổi mề đay cần tránh xa các loại chất tẩy rửa, xà phòng nhiều hóa chất có thể khiến làn da bị mất nước và trở nên thô ráp.
Sử dụng một số các loại kem bôi tại chỗ
Nếu dùng thuốc uống bị hạn chế, các mẹ bầu có thể thử chuyển sang dùng các loại thuốc bôi ngoài da. Chúng sẽ giúp giảm nhanh cơn ngứa ngáy, làm mềm và ẩm da, đồng thời ngăn ngừa vàng mẩn đỏ lan rộng.
Một số các loại thuốc bôi tại chỗ an toàn cho bà bầu có thể kể đến như gentridecme, sanofi aventis, genpharmason,…
Sử dụng mẹo vặt tại nhà
Các biện pháp tại nhà với nguyên liệu tự nhiên có thể giúp làn da của bà bầu bị ngứa nổi mề đay dễ chịu hơn, giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy và sưng tấy trên da.
- Lá trầu không: Các mẹ bầu sử dụng khoảng mười lá, đun sôi cùng với 2lit nước sạch. Dùng khăn bông ngâm trong nước trầu không rồi đắp lên vùng da bị mẩn ngứa.
- Bột yến mạch: Các bà bầu pha vài thìa canh bột yến mạch vào bồn tắm rồi ngâm mình trong đó vài phút. Sau đó, dùng nước ấm để làm sạch lại cơ thể.
- Nước đỗ đen: Nước đỗ đen vừa giúp thanh lọc, giải nhiệt, giải khát rất tốt vừa an toàn cho mẹ bầu. Cách thực hiện rất đơn giản, các mẹ chỉ cần ninh đỗ đen với nước lọc trong một giờ rồi uống trực tiếp nước đỗ đen là được.
Mặc trang phục thoải mái
Quần áo bó sát có thể khiến làn da cảm thấy khó chịu. Các bà bầu nên chọn cho mình những bộ quần áo thông thoáng, chất liệu cotton vừa thấm hút mồ hôi vừa thoải mái cho làn da đang mẩn ngứa.
Vệ sinh không gian sống
Môi trường xung quanh bà bầu cũng rất quan trọng. Nó cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn những thứ có thể gây dị ứng cho cơ thể như nấm mốc, bụi bẩn, lông chó mèo,…Bên cạnh đó, bà bầu bị ngứa nổi mề đay có thể lắp đặt thêm máy tạo ẩm trong không khí để giúp làn da không bị khô ráp.
Luôn để bản thân thư giãn
Phụ nữ ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ rất dễ bị stress. Khi tâm lý bị căng thẳng, tình trạng mẩn ngứa nổi mề đay rất dễ xảy ra. Vì vậy, việc giữ cho bản thân thoải mái, thư giãn và thả lỏng mọi lúc là vô cùng cần thiết với thai phụ.
Các bà bầu có thể nằm trên một chiếc giường êm ái, nghe vài bản nhạc nhẹ hay đọc một cuốn sách hay để giữ cho tâm trạng luôn tích cực và hạnh phúc.
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp phần nào những thắc mắc liên quan đến chủ đề bà bầu bị ngứa nổi mề đay. Phụ nữ trong thời gian thai kỳ cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe. Vì vậy, ngay khi có bất kỳ dấu hiệu ngoài da nào, họ cần được thăm khám và điều trị sớm!
Theo: EHIB